Những hình ảnh đầy tự hào về lịch sử chống giặc phương Bắc

Chiều dài lịch sử chống giặc phương Bắc xâm lược của dân tộc ta là trang sử anh hùng bất khuất. 

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam trải qua nhiều lần chống chọi với ngoại bang xâm lược, đặc biệt là sự bành trướng của giặc phương Bắc.

Cách đây hơn 2.000 năm, đất nước đã thường xuyên bị các triều đình chuyên chế phong kiến Trung Hoa tấn công, xâm lược, đô hộ, dự tính đồng hóa dân tộc ta nhưng đều không thành.

Bằng bản lĩnh kiên cường, bất khuất cùng ý chí đồng lòng chống lại giặc xâm lược phương Bắc, quân và dân ta từ xưa đến nay đã có những chiến thắng hào hùng trước kẻ thù mạnh. Chiều dài lịch sử chống giặc phương Bắc xâm lược của dân tộc ta là trang sử anh hùng bất khuất qua các cuộc chiến đấu như khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền chống quân Nam Hán, nhà Trần chống quân Nguyên, Quang Trung đại phá quân Thanh…/.

Một số hình ảnh trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự (29A Điện Biên Phủ, Hà Nội) về lịch sử Việt Nam chống giặc phương Bắc:

Việt Nam là đất nước sản sinh ra nhiều anh hùng, hào kiệt đã lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống giặc phương Bắc đi đến thắng lợi
Việt Nam là đất nước sản sinh ra nhiều anh hùng, hào kiệt đã lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống giặc phương Bắc đi đến thắng lợi
Khởi nghĩa chống Tần (214 - 208 TCN) của Thục Phán An Dương Vương thắng lợi đã lập nên nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc xã Đông Anh, Hà Nội). Đây là sự kế tục và phát triển nước Văn Lang của các Vua Hùng. Trong ảnh là đền thờ An Dương Vương
Khởi nghĩa chống Tần (214 - 208 TCN) của Thục Phán An Dương Vương thắng lợi đã lập nên nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc xã Đông Anh, Hà Nội). Đây là sự kế tục và phát triển nước Văn Lang của các Vua Hùng. Trong ảnh là đền thờ An Dương Vương
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40 - 43) với lời thề: “Một xin rửa sạch nước thù, hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng, ba kéo oan ức lòng chồng, bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này” liền được đông đảo nhân dân và thủ lĩnh địa phương ủng hộ. Rất nhiều phụ nữ đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa và trở thành những tướng soái của hai bà. Sau khi làm chủ đất Mê Linh, nghĩa quân tiến đánh thành Cổ Loa, chiếm thành Luy Lâu buộc Thái thú Tô Định trốn chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan ra các quân Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Uất Lâm. Chính quyền đô hộ bị lật đổ. Nền độc lập tự chủ của đất nước được khôi phục. Trưng Trắc – lãnh tụ khởi nghĩa được suy tôn làm vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40 - 43) với lời thề: “Một xin rửa sạch nước thù, hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng, ba kéo oan ức lòng chồng, bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này” liền được đông đảo nhân dân và thủ lĩnh địa phương ủng hộ. Rất nhiều phụ nữ đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa và trở thành những tướng soái của hai bà.
Sau khi làm chủ đất Mê Linh, nghĩa quân tiến đánh thành Cổ Loa, chiếm thành Luy Lâu buộc Thái thú Tô Định trốn chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan ra các quân Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Uất Lâm.
Chính quyền đô hộ bị lật đổ. Nền độc lập tự chủ của đất nước được khôi phục. Trưng Trắc – lãnh tụ khởi nghĩa được suy tôn làm vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh.
 
Đền thờ Hai Bà Trưng ở Hát Môn (Hà Nội)
Đền thờ Hai Bà Trưng ở Hát Môn (Hà Nội)
 
Ngô Quyền và chiến thắng chống quân Nam Hán xâm lược năm 930 - 938 đã đi vào lịch sử dân tộc như dấu chấm hết 1000 năm Bắc thuộc. Tháng 10/930, quân Nam Hán theo hai đường thủy, bộ tiến đánh Giao Châu. Khúc Thừa Mỹ (người nối ngôi Khúc Hạo) tổ chức kháng chiến nhưng không thành công. Dương Đình Nghệ, một tướng của Khúc Hạo tập hợp lực lượng đánh tan quân Nam Hán vào năm 931. Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn ám hại. Ngô Quyền từ vùng Châu Ái đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn.
Ngô Quyền và chiến thắng chống quân Nam Hán xâm lược năm 930 - 938 đã đi vào lịch sử dân tộc như dấu chấm hết 1000 năm Bắc thuộc.
Tháng 10/930, quân Nam Hán theo hai đường thủy, bộ tiến đánh Giao Châu. Khúc Thừa Mỹ (người nối ngôi Khúc Hạo) tổ chức kháng chiến nhưng không thành công. Dương Đình Nghệ, một tướng của Khúc Hạo tập hợp lực lượng đánh tan quân Nam Hán vào năm 931.
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn ám hại. Ngô Quyền từ vùng Châu Ái đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn.
Sơ đồ chiến trận Bạch Đằng năm 938. Cuối năm 938, thủy binh quân Nam Hán theo đường biển vào xâm lược nước ta. Ngô Quyền xây dựng trận địa cọc ngầm cùng thủy quân, bộ binh mai phục ở cửa sông Bạch Đằng, diệt cánh quân thủy. Vua Nam Hán không kịp chi viện, phải rút quân.
Sơ đồ chiến trận Bạch Đằng năm 938. Cuối năm 938, thủy binh quân Nam Hán theo đường biển vào xâm lược nước ta. Ngô Quyền xây dựng trận địa cọc ngầm cùng thủy quân, bộ binh mai phục ở cửa sông Bạch Đằng, diệt cánh quân thủy. Vua Nam Hán không kịp chi viện, phải rút quân.
Sau thắng lợi, Ngô Quyền xưng vương, lập triều Ngô, mở ra kỷ nguyên độc lập sau hơn 1000 năm bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
Sau thắng lợi, Ngô Quyền xưng vương, lập triều Ngô, mở ra kỷ nguyên độc lập sau hơn 1000 năm bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
Lý Thường Kiệt và bài thơ "Nam quốc sơn Hà nổi tiếng" trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 1075 - 1077. Đây là một chiến công oanh liệt mà nhà Lý đã làm vẻ vang cho nước nhà và làm cho quân Tàu khiếp sợ
Lý Thường Kiệt và bài thơ "Nam quốc sơn Hà nổi tiếng" trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 1075 - 1077. Đây là một chiến công oanh liệt mà nhà Lý đã làm vẻ vang cho nước nhà và làm cho quân Tàu khiếp sợ
Sơ đồ phản công sông Như Nguyệt (1077) dưới sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt
Sơ đồ phản công sông Như Nguyệt (1077) dưới sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt
Bến đò Như Nguyệt, nơi diễn ra trận Như Nguyệt trong kháng chiến chống Tống năm 1077
Bến đò Như Nguyệt, nơi diễn ra trận Như Nguyệt trong kháng chiến chống Tống năm 1077
Nhà Trần và ba lần chống quân Nguyên Mông xâm lược (1257-58, 1284-85 và 1287-88)
Nhà Trần và ba lần chống quân Nguyên Mông xâm lược (1257-58, 1284-85 và 1287-88)
Sơ đồ trận Bạch Đằng năm 1288 - cơn ác mộng của quân Nguyên Mông.Đây là chiến thắngvẻ vang của quân Đại Việtvà là thắng lợi tiêu biểu nhất trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Môngdo Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạocùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy.
Sơ đồ trận Bạch Đằng năm 1288 - cơn ác mộng của quân Nguyên Mông.Đây là chiến thắngvẻ vang của quân Đại Việtvà là thắng lợi tiêu biểu nhất trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Môngdo Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạocùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông chỉ huy.
Cọc Bạch Đằng cắm tại sông Chanh và sông Bạch Đằng để chặn đánh quân Nguyên năm 1288.Đại thắng này là một chiến quả củacủa Hưng Đạo Vương khilừa được địch vào trận địa cọc nhân triều rút.
Cọc Bạch Đằng cắm tại sông Chanh và sông Bạch Đằng để chặn đánh quân Nguyên năm 1288.Đại thắng này là một chiến quả củacủa Hưng Đạo Vương khilừa được địch vào trận địa cọc nhân triều rút.

Sơ đồ trận Chi Lăng - Xương Giang năm 1427 của nghĩa quân Lam Sơn chống quân xâm lược nhà Minh.Khởi nghĩa Lam Sơn(1418-1427) do Lê Lợilãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việtvà sự thành lập nhà Hậu Lê
Sơ đồ trận Chi Lăng - Xương Giang năm 1427 của nghĩa quân Lam Sơn chống quân xâm lược nhà Minh.Khởi nghĩa Lam Sơn(1418-1427) do Lê Lợilãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việtvà sự thành lập nhà Hậu Lê
Mô hình tái hiện cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược
Mô hình tái hiện cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược
Năm 1788 - 1789, quân Thanh xâm lược nước ta. Người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã phất cờ khởi nghĩa, cùng nghĩa quân Tây Sơn làm nên trận Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Thanh và ý đồ bán nước của Lê Chiêu Thống.
Năm 1788 - 1789, quân Thanh xâm lược nước ta. Người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã phất cờ khởi nghĩa, cùng nghĩa quân Tây Sơn làm nên trận Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Thanh và ý đồ bán nước của Lê Chiêu Thống.
Vũ khí của quân và dân ta chống giặc xâm lược phương Bắc đều rất thô sơ
Vũ khí của quân và dân ta chống giặc xâm lược phương Bắc đều rất thô sơ
Nhìn lại lịch sử, chúng ta nhận thấy quân giặc cậy to lớn, luôn luôn rình dập, chờ cơ hội để xâm lấn nước ta. Nhưng lần nào cũng bị đánh bại, phải rút quân về nước. Tất cả là nhờ ý chí đoàn kết đứng lên chống giặc của quân và dân ta đồng lòng giữ nước.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta nhận thấy quân giặc cậy to lớn, luôn luôn rình dập, chờ cơ hội để xâm lấn nước ta. Nhưng lần nào cũng bị đánh bại, phải rút quân về nước. Tất cả là nhờ ý chí đoàn kết đứng lên chống giặc của quân và dân ta đồng lòng giữ nước.
Theo Hà Phương/VOV online

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm