Cuối cùng, đề xuất có được thông qua hay không thì chúng ta cùng chờ xem. Còn hiện nay, theo quy định hiện hành, những trường hợp nào sẽ bị tịch thu phương tiện giao thông?
CSGT đang lập biên bản một trường hợp vi phạm. Ảnh minh họa
Những trường hợp vi phạm sẽ bị tịch thu phương tiện giao thông theo quy định tại nghị định 171/2013/NĐ-CP như sau:
Người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, ngoài việc xử phạt hành chính bằng tiền, tịch thu GPLX (tùy trường hợp) còn bị tịch phương tiện:
- Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
- Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
- Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
- Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
- Điều khiển xe đuổi nhau trên đường;
- Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô;
- Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông;
- Điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp hoặc cải tạo trái quy định tham gia giao thông.
- Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
- Để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các vật phẩm khác trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt (trừ phương tiện, thiết bị, vật liệu phục vụ thi công, sửa chữa công trình đường sắt);
Cơ quan của người đã ra quyết định tịch thu (hoặc cơ quan trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu) có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tang vật, phương tiện từ khi ra quyết định tạm giữ hoặc tịch thu cho đến khi chuyển giao tang vật, phương tiện cho cơ quan tiếp nhận theo phương án xử lý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tang vật, phương tiện vi phạm sẽ được bán đấu giá sung công quỹ.