Ô nhiễm nặng, TQ vẫn được khen tại Paris vì dự án xanh
Trung Quốc được Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius khen ngợi
Khi hội nghị về biến đổi khí hậu tại Paris đang đi đến một nửa chặng đường, các bộ trưởng tiến hành quyết định về các vấn đề gây tranh cãi để đạt được một thỏa thuận toàn cầu nhằm khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu sau năm 2020, các nhà đàm phán và quan chức Trung Quốc lại dành tuần đầu tiên để cố gắng đưa ra những điểm tích cực về vai trò "xây dựng" của Trung Quốc và họ đã khá thành công, SCMP cho biết.
Với lời đề nghị ngăn lượng khí thải carbon ở mức đỉnh điểm vào năm 2030 và chi 3,1 tỷ USD để giúp các nước đang phát triển ở hàng cuối, Trung Quốc dường như đã đạt được một vị thế cao hơn để đề xuất những gì nước này mong muốn trong quá trình bảo vệ "gót chân A-sin" của mình.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius khen ngợi Trung Quốc vì 'cho đến nay đã giữ một vai trò khá tích cực'. Ảnh: UNSV
SCMP cho biết các quan chức, nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp TQ đã được một số tổ chức quốc tế tại China Pavilion ủng hộ "những tiến triển và tham vọng xanh" của mình. Ngay cả Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Laurent Fabius cũng đã khen ngợi Trung Quốc vì "cho đến nay đã giữ một vai trò khá tích cực".
Vấn đề minh bạch tại Trung Quốc
Tuy nhiên, khi các cuộc đàm phán trở thành cuộc tranh luận cấp bộ trưởng sẽ bắt đầu từ ngày 7-12, Trung Quốc có thể sẽ cho qua các vấn đề mà nước này cảm thấy "khó chịu": sự giám sát quốc tế và xem xét các nỗ lực trong cam kết của mình để kiểm soát lượng khí thải carbon.
Hoa Kỳ và các nước phát triển khác đã thúc đẩy các quy tắc minh bạch mà cho phép sự giám sát của quốc tế về việc liệu các quốc gia có làm theo những cam kết của họ hay không.
Su Wei, trưởng đoàn đàm phán của Trung Quốc, cho biết nước này đã đồng ý "tăng cường minh bạch", mà không cung cấp thêm thông tin gì. Tuy nhiên, giới quan sát nói rằng nếu bị gây áp lực vì các kế hoạch trong nước, Trung Quốc có thể tránh né bằng cách đòi hỏi xem xét thận trọng làm thế nào mà các nước giàu sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo.
Trung Quốc luôn đưa ra chủ trương rằng bất cứ ý kiến nào về các hành động trong nước của một quốc gia không nên "đưa bừa" vào, và quốc gia đó cũng không nên chịu bất kỳ hình phạt nào kể từ khi vấn đề minh bạch được các quan chức nước này xem là một "vấn đề chủ quyền".
Sương mù dày đặc ở quảng trường Thiên An Môn (Trung Quốc) trong những tuần răng đây. Ảnh: SCMP
Các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc sẽ không "đụng chạm" gì đến vấn đề minh bạch trong tuần này. Sự miễn cưỡng đưa ra một hệ thống minh bạc để theo dõi các mục tiêu xanh nội địa cũng có thể giải thích lý do tại sao "khủng hoảng sương mù" của Trung Quốc sẽ không được bàn đến.
SCMP nói rằng những bức ảnh về sương mù ở Bắc Kinh hồi tuần trước - được lan truyền rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội và quốc tế - chưa bao giờ được "đặt chân đến" Le Bourget, trung tâm triển lãm nơi hội nghị biến đổi khí hậu tại Paris đang được tổ chức.
Theo SCMP, nếu các quan chức ngành khí hậu của Trung Quốc thực sự nghiêm túc về hình ảnh quốc gia trong các cuộc thảo luận về vấn đề này, họ nên biết rằng khoảng cách ngày càng lớn giữa cách Trung Quốc truyền bá mình và những gì thực sự xảy ra trong nước cần phải được lấp đi.