Tác giả Ngô Thị Huệ - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Long, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM đã thành thực như vậy tại buổi giao lưu và ra mắt sách Tiếng sóng bủa ghềnh. Buổi giao lưu do Thành đoàn TP.HCM phối hợp với NXB Trẻ đã tổ chức sáng 22-11 ở Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM.
Đây cũng là dịp kỷ niệm 75 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa - dấu ấn đặc biệt trong chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Tác giả Ngô Thị Huệ
giao lưu tại buổi ra mắt sách. Ảnh: LÊ THOADù đã 97 tuổi đời, chân đã chẳng còn đứng vững, lúc nhớ nhớ quên quên nhưng những ký ức về một thời hoa lửa của khởi nghĩa Nam Kỳ như đã hằn sâu trong tâm khảm của bà Ngô Thị Huệ. Một trong những người phụ nữ lãnh đạo phong trào khởi nghĩa Nam Kỳ ở Vĩnh Long.
Nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Đua tặng hoa cho bà Ngô Thị Huệ. Ảnh: LÊ THOA
Tác giả Bảy Huệ ký tặng sách cho tuổi trẻ TP.HCM. Ảnh: LÊ THOA
Tác giả Bảy Huệ ký tặng sách cho tuổi trẻ TP. Ảnh: LÊ THOA
“Tiếng sóng bủa ghềnh là hình ảnh người phụ nữ, dẫu chiến tranh hay hòa bình đều luôn thủy chung, sống hết mình với tình yêu gia đình, tình yêu Tổ quốc. Tiếng sóng bủa ghềnh còn cho thấy trách nhiệm của một đại biểu Quốc hội Việt Nam trong suốt hơn 20 năm cùng nhiều bài học quý báu về tình nghĩa” - bạn Châu Tiến Lộc (đoàn viên quận 2) bày tỏ cảm xúc khi đã được đọc tác phẩm này.
Có thể nói Tiếng sóng bủa ghềnh đã ghi chép lại chặng đường của một cô thôn nữ 17 tuổi đến với cách mạng và dần trở thành một biểu tượng rất đẹp của người phụ nữ Nam Bộ, phụ nữ Việt Nam.
Lần theo những hồi ức chân thật của Tiếng sóng bủa ghềnh, bạn đọc có thể thấy một Bảy Huệ chỉ mới 20 tuổi đã dấn thân vào Nam Kỳ khởi nghĩa, một mình chèo xuồng trên sông lớn về xứ ủy, trải qua bao biến cố, thăng trầm cùng lịch sử nước nhà để góp phần mang lại hòa bình, thống nhất cho đất nước ngày hôm nay.
Chia sẻ về kỷ niệm sâu sắc những ngày Nam Kỳ kháng chiến sục sôi cũng là chi tiết đắt giá trong cuốn hồi ức, bà Bảy Huệ không kìm nén được cảm xúc.
Bà kể đi kể lại nhiều lần: "Đó là kỷ niệm không bao giờ quên. Lúc bấy giờ Nam Kỳ khởi nghĩa thất bại, tôi được xứ ủy mời về Càng Long (Trà Vinh) báo cáo lý do. Từ Trà Ôn (Vĩnh Long) về Càng Long (Trà Vinh), phải một mình chèo xuồng qua sông Bắc Mỹ Thuận khi chỉ mới 22 tuổi mà chẳng sợ ai. Lúc ấy ngó lên chỉ có một mình mình, hai bên rừng bần âm u, sóng đánh ầm ĩ, đom đóm lại chớp tắt liên hồi, cũng giống như cách mạng ta, có lúc tắt thì sẽ có lúc sáng lên. Câu chuyện khởi nghĩa Nam Kỳ còn dài dài, còn phải củng cố dài dài, thất bại thì rút kinh nghiệm, tiếp tục tiến tới, đồng chí này ngã, đồng chí khác đứng dậy chứ không lùi bước, rồi sẽ có lúc thành công.