Nhắc tới câu chuyện bị cướp tối 20-11, chị Trương Ngọc Bảo Hân (19 tuổi, ngụ đường Ba Tháng Hai, P.14, Q.10) vẫn còn tỏ ra sợ hãi. Chị kể: “Tôi đi xe gắn máy rẽ từ đường Ba Tháng Hai về Lý Thường Kiệt, bất ngờ từ phía sau một người đàn ông ăn mặc lịch sự vượt lên hỏi đường về Nguyễn Huệ. Tôi bảo không biết đường rồi đi tiếp, lập tức người đàn ông lao lên ép sát, chặn đầu xe tôi vào lề, quát: “Đưa ít đồng chích xì ke”.
"Tôi thấy cử tri rất băn khoăn, lo lắng trước tình trạng cướp giật trên đường phố hay trộm cắp tài sản ở khu dân cư.Dù phạm pháp hình sự, theo báo cáo có giảm nhưng tính chất phức tạp vẫn còn và tiềm ẩn ở nhóm đối tượng dân cư có cuộc sống không ổn định"Ông Phạm Văn Bá (trưởng Ban pháp chế HĐND TP.HCM) |
Tôi luống cuống, người đàn ông tiếp tục ghé sát nói: “Móc nhanh, tao mà rút dao ra là mày mệt đó”. Sợ quá, tôi móc đưa toàn bộ số tiền 150.000 đồng. Chưa chịu, người đàn ông “xin” luôn chiếc điện thoại mới”. Những chuyện bị cướp trắng trợn như vậy không phải hiếm thấy ở TP.HCM. Cướp trên phốTại khu vực đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi (P.7, Q.5), nhiều người dân phản ảnh nạn cướp giật xảy ra liên tục giữa ban ngày. Ông Cao Hữu Minh (48 tuổi) - nhân viên Trung tâm thương mại giải trí Đống Đa - giở cho chúng tôi xem một mẩu giấy trên đó ghi rõ ngày, giờ khách bị cướp và nói: “Mới nhất là vụ cướp xảy ra ngày 3-12, đôi nam nữ vừa bước ra khỏi khách sạn Đại Đế, từ đâu một thanh niên đi xe Wave lao tới giật túi xách. Đôi nam nữ ngẩn người cho biết trong túi xách có hơn 3 triệu đồng và một điện thoại di động”. Đường Nguyễn Thượng Hiền, nơi giáp ranh giữa P.1 (Q.Gò Vấp) và P.5 (Q.Bình Thạnh), được người dân gọi là “con đường trộm cướp”. Vào thời điểm cuối năm, ngày nào cũng xảy ra cướp giật. Chị Sương (ở đường Nguyễn Thượng Hiền, P.5, Q.Bình Thạnh) cho biết chị là nạn nhân của bọn cướp giật: “Tôi đang đứng bán hàng trong tiệm thì một thanh niên đi xe Dream lao tới, lạng sát tiệm giật phăng sợi dây chuyền tôi đeo ở cổ rồi bỏ chạy”. Chị Trang, ngụ ở đường Nguyễn Thượng Hiền, cũng nói: “Bọn cướp táo tợn đến độ vác cả dao vào một tiệm uốn tóc đe dọa rồi móc sạch tiền, giật cả túi xách, dây chuyền, điện thoại di động của khách và nhân viên trong tiệm”. Theo ông Đồng Văn Hùng - tổ trưởng tổ bảo vệ dân phố P.1 (Q.Gò Vấp), tuyến đường Nguyễn Thượng Hiền là nơi giáp ranh giữa ba quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận nên rất khó xử lý khi trộm cướp xảy ra. Thời gian gần đây cướp giật càng lộng hành. Các đối tượng thường xuyên đi xe gắn máy xoáy nòng rảo qua rảo lại để “ăn hàng”. Lộng hành khu dân cưGần đây, nhiều hộ dân ở hẻm 606 Ba Tháng Hai, P.14, Q.10 luôn sống trong lo ngại bởi nạn trộm cướp xảy ra như cơm bữa. Trộm xe máy, giật điện thoại di động, dây chuyền xảy ra liên tục. Anh Đặng Ngọc Tuân (21 tuổi, ngụ P.14, Q.10) chưa hết bàng hoàng kể lại chuyện bị trộm dàn cảnh cướp sạch thẻ cào. Anh Tuân cho biết sáng 23-11 vừa mở cửa hàng bán sim, card điện thoại, một thanh niên chạy xe tới hỏi mua thẻ cào Mobile 50.000 đồng. Mua xong, anh ta ngồi lại xem bảng danh sách số điện thoại. Lúc đó hai thanh niên khác chạy xe Air Blade màu đen tới đứng ngoài tiệm bảo bán hai thẻ cào trị giá 300.000 đồng và đưa tờ 500.000 đồng để thối. “Lúc tôi chạy ra đưa thẻ cào và thối tiền, hai thanh niên cho xe nhích lên phía trên. Thối tiền xong chạy vào thì thanh niên lúc nãy biến mất và hốt hết toàn bộ số thẻ cào trị giá trên 43 triệu đồng” - anh Tuân bức xúc. Anh Trần Văn Ước (21 tuổi, trọ ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.Bình Thạnh) ngao ngán kể cách đây một tuần, lợi dụng lúc vợ chồng anh về quê, trộm cưa khóa đột nhập vào phòng xáo trộn đồ đạc nhưng không tìm được cái gì đáng giá. Trước đó ít ngày, trong lúc anh đang tắm, vợ nằm ngủ, một tên trộm lẻn vào nhà lấy điện thoại di động và cái bóp có 800.000 đồng cùng một đôi bông tai. “Vô phương thôi! Trộm lộng hành và ngày càng trắng trợn” - anh Ước than thở. Theo ông Vương Liêm (ở Q.1), dù chính quyền hay công an có cố gắng bảo vệ, giữ gìn trật tự xã hội nhưng thực tế người dân rất lo sợ khi ra đường, bởi không ít người đã bị cướp giật, bị móc túi hoặc chứng kiến cảnh cướp giật lộng lành. Trong khi đó, ông Võ Văn Sen (hiệu trưởng Trường đại học KHXH&NV TP.HCM), đại biểu HĐND TP.HCM, bày tỏ: “Trật tự an toàn đang có chiều hướng xấu, tâm trạng của nhiều bà con có biểu hiện hoang mang trước tình trạng cướp giật, lường gạt có tổ chức luôn diễn ra trong xã hội”. Cướp nhắm vào sinh viênTheo báo cáo tình hình trật tự xã hội năm 2011, tại TP.HCM án trộm cắp, cướp giật chiếm 74,48% trong cơ cấu phạm pháp hình sự. Địa bàn tập trung chủ yếu là khu vực trung tâm TP 531 vụ, chiếm 14,39%; Q.Bình Thạnh, Phú Nhuận và Thủ Đức 737 vụ, chiếm 19,97%; Q.8, Bình Tân và Bình Chánh 536 vụ, chiếm 14,53%; Q.Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp 613 vụ, chiếm 16,61%.Thủ đoạn chính của các đối tượng trộm cướp là sử dụng xe phân khối lớn bám theo nạn nhân hoặc mai phục nơi vắng, tối để tấn công. Đáng chú ý, xuất hiện thêm một số thủ đoạn mới như lợi dụng sự sơ hở của người đi rút tiền thẻ ATM, các đối tượng chặn cửa buồng để cướp xe gắn máy hoặc nhằm vào sinh viên đứng trước cổng trường, trạm xe buýt dựng chuyện đánh nhau nhằm cướp tài sản...
Cướp nhắm vào sinh viên Theo báo cáo tình hình trật tự xã hội năm 2011, tại TP.HCM án trộm cắp, cướp giật chiếm 74,48% trong cơ cấu phạm pháp hình sự. Địa bàn tập trung chủ yếu là khu vực trung tâm TP 531 vụ, chiếm 14,39%; Q.Bình Thạnh, Phú Nhuận và Thủ Đức 737 vụ, chiếm 19,97%; Q.8, Bình Tân và Bình Chánh 536 vụ, chiếm 14,53%; Q.Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp 613 vụ, chiếm 16,61%.Thủ đoạn chính của các đối tượng trộm cướp là sử dụng xe phân khối lớn bám theo nạn nhân hoặc mai phục nơi vắng, tối để tấn công. Đáng chú ý, xuất hiện thêm một số thủ đoạn mới như lợi dụng sự sơ hở của người đi rút tiền thẻ ATM, các đối tượng chặn cửa buồng để cướp xe gắn máy hoặc nhằm vào sinh viên đứng trước cổng trường, trạm xe buýt dựng chuyện đánh nhau nhằm cướp tài sản... |
Theo HOÀNG LỘC - QUỐC THANH (TTO)