Tại buổi làm việc, các bên tập trung thảo luận về bất cập trong việc không đảm bảo đất sản xuất, các điều kiện sinh hoạt cho người dân ở các khu tái định cư thuỷ điện, các dự án thuỷ điện còn chiếm dụng một diện tích không nhỏ các loại đất rừng. Tuy nhiên, việc trồng rừng thay thế vẫn chưa được chủ đầu tư dự án quan tâm, đầu tư đúng mức.
Theo báo cáo của Sở Công thương Quảng Nam, từ khi triển khai xây dựng thuỷ điện đến nay, hơn 7.650 ha rừng đã bị thu hồi, cho thuê và chuyển đổi để đầu tư 22 công trình thuỷ điện trên địa bàn.
Trong đó, diện tích rừng chuyển đổi gần 3.415ha. Ngoài ra, còn có hơn 8.596 ha đất lâm nghiệp cũng bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang thực hiện các dự án thuỷ điện.
Trong khi đó, chủ trương chung của tỉnh Quảng Nam là yêu cầu các chủ đầu tư phải trồng lại diện tích rừng tương đương với diện tích rừng và đất rừng mà dự án chiếm dụng.
Tại tất cả các Báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng đều nêu việc trồng bồi hoàn rừng bị mất khi xây dựng công trình thuỷ điện. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều đơn vị vẫn chưa thực hiện việc trồng rừng bồi hoàn.
Đến nay, chỉ mới có 4 phương án trồng rừng thay thế được thực hiện với hơn 300ha diện tích rừng trồng mới và khoanh nuôi trồng bổ sung. Nguyên nhân được xác định chủ yếu là không thể tìm được vị trí thích hợp, diện tích đất trống đồi trọc đã giao cho người dân địa phương sử dụng, còn diện tích khác thì đã có rừng.
Còn theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam , các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường của việc xây dựng thuỷ điện là ít khả thi, đặc biệt là trong việc trồng rừng thay thế.
Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã kiến nghị một số nội dung như cần tổ chức rà soát lại quy hoạch mạng lưới thuỷ điện vừa và nhỏ đã phê duyệt, nếu xét thấy dự án thuỷ điện tác động vào đất lâm nghiệp là rừng tự nhiên, rừng đặc dụng có quy mô diện tích từ 50 ha trở lên thì kiên quyết không cấp phép đầu tư đối với các công trình còn lại.
Tạm dừng bổ sung hoặc đề xuất bổ sung các công trình thuỷ điện, sau khi thuỷ điện trong quy hoạch đi vào hoạt động một thời gian (khoảng 5 năm) sẽ tiến hành đánh giá các tác động tổng thể của mạng lưới thuỷ điện Quảng Nam đến kinh tế, chính trị, môi trường tự nhiên, dòng chảy, chế độ thủy văn.
Trên cơ sở phân tích chi phí lợi ích nếu không có tác động lớn khi đó mới tiếp tục quy hoạch hoặc dừng quy hoạch.
Riêng đối với các dự án đầu tư tại khu vực miền núi có ảnh hưởng đến rừng và đất lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng cần quy định rõ trách nhiệm và áp dụng biện pháp chế tài đối với các chủ đầu tư dự án nhằm sử dụng đất lâm nghiệp tiết kiệm và hạn chế thấp nhất việc xâm hại đến rừng; đồng thời trồng mới lại rừng tương ứng với diện tích đất rừng phục vụ dự án và chia sẻ lợi ích, hỗ trợ đời sống của đồng bào nằm trong khu vực ảnh hưởng của dự án nhằm đảm bảo một phần kinh phí trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Ông Lê Văn Luyến, Phó Chủ tịch huyện Đông Giang, là địa phương có 2 thôn ở xã Mà Cooih thực hiện thí điểm dịch vụ chi trả môi trường rừng, thuộc dự án thuỷ điện A Vương cho rằng, việc giao đất rừng cho các hộ dân ở địa phương đang được triển khai thực hiện rất tốt. Với việc giao khoán trung bình từ 20-25ha/hộ, người dân tự thành lập tổ quản lý, bảo vệ rừng, thu nhập của người dân cũng tăng ít nhất 6 triệu đồng/năm.
Việc người dân ở khu vực miền núi sống dựa vào rừng là khá hợp lý và là biện pháp giảm đói nghèo tốt nhất. Vì vậy, các ban ngành liên quan nên sớm triển khai dịch vụ chi trả môi trường rừng, giao khoán đất rừng cho hộ dân tái định cư ở các dự án thuỷ điện khác trên địa bàn.
Tại buổi làm việc, ông Phan Duy Phú, Phó Vụ trưởng Vụ thuỷ điện, Tổng cục Năng lượng dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Công thương cũng cho rằng, việc trồng rừng thay thế ở các dự án thuỷ điện đã được triển khai trong thời gian qua. Tuy nhiên, tỷ lệ trồng mới và khoanh nuôi mới được thực hiện với tỷ lệ rất thấp.
Trong thời gian tới, địa phương cần có quy hoạch tổng thể loại đất rừng, phương án trồng rừng thay thế trước khi thực hiện dự án. Ngoài vấn đề trồng rừng thay thế ở các dự án thuỷ điện, đoàn công tác còn làm việc với địa phương về việc rà soát quy hoạch các dự án thuỷ điện trên địa bàn.
Các ý kiến, kiến nghị của các Sở, ban ngành và địa phương có dự án thuỷ điện sẽ được đoàn công tác ghi nhận và báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét xử lý./.
Theo báo cáo của Sở Công thương Quảng Nam, từ khi triển khai xây dựng thuỷ điện đến nay, hơn 7.650 ha rừng đã bị thu hồi, cho thuê và chuyển đổi để đầu tư 22 công trình thuỷ điện trên địa bàn.
Trong đó, diện tích rừng chuyển đổi gần 3.415ha. Ngoài ra, còn có hơn 8.596 ha đất lâm nghiệp cũng bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang thực hiện các dự án thuỷ điện.
Trong khi đó, chủ trương chung của tỉnh Quảng Nam là yêu cầu các chủ đầu tư phải trồng lại diện tích rừng tương đương với diện tích rừng và đất rừng mà dự án chiếm dụng.
Tại tất cả các Báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng đều nêu việc trồng bồi hoàn rừng bị mất khi xây dựng công trình thuỷ điện. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều đơn vị vẫn chưa thực hiện việc trồng rừng bồi hoàn.
Đến nay, chỉ mới có 4 phương án trồng rừng thay thế được thực hiện với hơn 300ha diện tích rừng trồng mới và khoanh nuôi trồng bổ sung. Nguyên nhân được xác định chủ yếu là không thể tìm được vị trí thích hợp, diện tích đất trống đồi trọc đã giao cho người dân địa phương sử dụng, còn diện tích khác thì đã có rừng.
Còn theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam , các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường của việc xây dựng thuỷ điện là ít khả thi, đặc biệt là trong việc trồng rừng thay thế.
Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã kiến nghị một số nội dung như cần tổ chức rà soát lại quy hoạch mạng lưới thuỷ điện vừa và nhỏ đã phê duyệt, nếu xét thấy dự án thuỷ điện tác động vào đất lâm nghiệp là rừng tự nhiên, rừng đặc dụng có quy mô diện tích từ 50 ha trở lên thì kiên quyết không cấp phép đầu tư đối với các công trình còn lại.
Tạm dừng bổ sung hoặc đề xuất bổ sung các công trình thuỷ điện, sau khi thuỷ điện trong quy hoạch đi vào hoạt động một thời gian (khoảng 5 năm) sẽ tiến hành đánh giá các tác động tổng thể của mạng lưới thuỷ điện Quảng Nam đến kinh tế, chính trị, môi trường tự nhiên, dòng chảy, chế độ thủy văn.
Trên cơ sở phân tích chi phí lợi ích nếu không có tác động lớn khi đó mới tiếp tục quy hoạch hoặc dừng quy hoạch.
Riêng đối với các dự án đầu tư tại khu vực miền núi có ảnh hưởng đến rừng và đất lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng cần quy định rõ trách nhiệm và áp dụng biện pháp chế tài đối với các chủ đầu tư dự án nhằm sử dụng đất lâm nghiệp tiết kiệm và hạn chế thấp nhất việc xâm hại đến rừng; đồng thời trồng mới lại rừng tương ứng với diện tích đất rừng phục vụ dự án và chia sẻ lợi ích, hỗ trợ đời sống của đồng bào nằm trong khu vực ảnh hưởng của dự án nhằm đảm bảo một phần kinh phí trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng.
Ông Lê Văn Luyến, Phó Chủ tịch huyện Đông Giang, là địa phương có 2 thôn ở xã Mà Cooih thực hiện thí điểm dịch vụ chi trả môi trường rừng, thuộc dự án thuỷ điện A Vương cho rằng, việc giao đất rừng cho các hộ dân ở địa phương đang được triển khai thực hiện rất tốt. Với việc giao khoán trung bình từ 20-25ha/hộ, người dân tự thành lập tổ quản lý, bảo vệ rừng, thu nhập của người dân cũng tăng ít nhất 6 triệu đồng/năm.
Việc người dân ở khu vực miền núi sống dựa vào rừng là khá hợp lý và là biện pháp giảm đói nghèo tốt nhất. Vì vậy, các ban ngành liên quan nên sớm triển khai dịch vụ chi trả môi trường rừng, giao khoán đất rừng cho hộ dân tái định cư ở các dự án thuỷ điện khác trên địa bàn.
Tại buổi làm việc, ông Phan Duy Phú, Phó Vụ trưởng Vụ thuỷ điện, Tổng cục Năng lượng dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Công thương cũng cho rằng, việc trồng rừng thay thế ở các dự án thuỷ điện đã được triển khai trong thời gian qua. Tuy nhiên, tỷ lệ trồng mới và khoanh nuôi mới được thực hiện với tỷ lệ rất thấp.
Trong thời gian tới, địa phương cần có quy hoạch tổng thể loại đất rừng, phương án trồng rừng thay thế trước khi thực hiện dự án. Ngoài vấn đề trồng rừng thay thế ở các dự án thuỷ điện, đoàn công tác còn làm việc với địa phương về việc rà soát quy hoạch các dự án thuỷ điện trên địa bàn.
Các ý kiến, kiến nghị của các Sở, ban ngành và địa phương có dự án thuỷ điện sẽ được đoàn công tác ghi nhận và báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công thương xem xét xử lý./.
Theo H.Chung (TTXVN)