(PLO)- ““Ta hát bài ca gọi cá vào/ Gõ thuyền đã có nhịp trăng sao/ Biển cho ta cá như lòng mẹ/ Nuôi lớn đời ta tự thuở nào…”. Bốn câu thơ của Huy Cận phần nào nói lên tình cảm gắn bó keo sơn giữa ngư dân với biển cả…
Hải đăng Kê Gà được xây dựng từ thời Pháp, là ngọn đèn biển cao nhất và lâu đời nhất ở Việt Nam, nơi thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Vào tháng 7 âm lịch hằng năm (vào mùa cá), các cơ sở thu mua cá tươi tại Phan Thiết (Bình Thuận) tràn ngập các loài thủy hải sản, trên bến dưới thuyền dập dìu tàu bè ra vào. Từ đây, cá được phân phối trên toàn quốc và vào các nhà máy chế biến xuất khẩu.
Để bảo vệ môi trường biển, các học sinh thường xuyên tổ chức các buổi lao động thu gom rác thải tại bãi biển Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận).
Cá ngừ đại dương - một trong những nguồn lợi từ biển mang lại giá trị kinh tế cao.
Bãi biển Đồi Dương (Phan Thiết, Bình Thuận) do biển xâm thực gây xói lở, người dân địa phương dùng cọc để tạm thời chống sạt lở trong khi chờ xây kè kiên cố.
Bãi biển Đồi Dương (Phan Thiết, Bình Thuận) do biển xâm thực gây xói lở, người dân địa phương dùng cọc để tạm thời chống sạt lở trong khi chờ xây kè kiên cố.
Các ngư dân không quản ngại vất vả, hiểm nguy khi lao động trên biển để mang hải sản tươi ngon vào bờ phục vụ người dân và xuất khẩu.
Mùa cá tại Bình Thuận. (Ảnh chụp tại biển Phan Thiết, cách bờ hơn 2 giờ ghe chạy)