Sau vụ nổ tại kho chứa cảng Thiên Tân làm 114 người chết, cơ quan chức năng nghi ngờ ông đã cho phép các công ty trữ hóa chất nguy hiểm trái phép trong nhiều năm qua.
Lực lượng cứu hộ và đối phó thảm họa đang cố gắng dọn dẹp hậu quả vụ nổ (Ảnh: Reuters)
Ủy ban kiểm tra kiểm luật Trung Ương không cho biết chính xác việc Yang có liên quan trực tiếp tới vụ nổ Thiên Tân. Tuy nhiên, tờ Nhân dân Nhật Báo cho biết, công ty có kho chứa các vật liệu nguy hiểm gây ra vụ nổ đã không có giấy phép hoạt động trên 1 năm.
Điều tra viên không tìm ra chính xác nguyên nhân vụ nổ tuy nhiên thảm họa ngày 12-8 vừa qua đã dấy lên mối lo ngại sâu sắc trong quần chúng về quy định an toàn lao động tại Trung Quốc.
Các công-ten-nơ tại khu cảng bị bóp méo vù sức công phá của vụ nổ, tương đương 21 tấn thuôc nổ TNT (Ảnh: Reuters)
Những năm gần đây TQ đã đối mặt với nhiều sự cố khác nhau từ tai nạn hầm mỏ đến cháy nhà máy, và chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố các quan chức nên rút ra bài học được trả bằng máu này.
Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết theo lời một nhân viên giấu tên của công ty thì công ty đã làm việc với hóa chất độc hại trong suốt thời gian không có giấy phép.
Cơ quan chức năng phát hiện hóa chất độc hại được lưu giữ trái phép trong thời gian dài tại khu cảng (Ảnh: Reuters)
Cơ quan quản lí nhà nước về an toàn lao động cho biết vào năm 2012 Yang đã kí chỉ thị cho phép các công ty quản lý hóa chất nguy hiểm không cần giấy phép giấy phép miễn là các công ty này có giấy phép hoạt động ở cảng. Tuy nhiên, Yang tới nay chưa hề có bất cứ bình luận nào.
Hàng trăm người dân đang sinh sống gần khu vực này đang yêu cầu chính phủ bồi thường hoặc mua lại tài sản đã bị phá hủy cho họ. Tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings cho biết tổn thất bảo hiểm vụ nổ có thể vượt quá 1 tỷ đến 1.5 tỷ USD.