Tổng cục trưởng, Tổng cục dạy nghề thừa nhận có một số trường dạy nghề đang hoạt động cầm chừng.
Theo ông Khánh hiện trường được rất nhiều sinh viên theo học. Để thu hút được lượng sinh viên lớn, trường đã nâng cao chất lượng đào tạo, đầu tư mua sắm cơ sở vật chất thiết bị theo hướng hiện đại vừa phục vụ giảng dạy vừa nghiên cứu sản xuất để tạo ra sản phẩm cho xã hội. Đặc biệt, giải quyết việc làm cho sinh viên ra trường: “Chúng tôi cũng đã có mối quan hệ với hơn 100 doanh nghiệp và hiện các sinh viên ra trường đều có việc làm ngay…”- ông Khánh nói.
Ông Dương Đức Lân, Tổng cục trưởng Tổng Cục dạy nghề, Bộ LĐ-TB&XH, cho biết hiện nhiều trường dạy nghề đào tạo rất tốt, khi sinh viên ra trường các doanh nghiệp “giằng xé” nhau. Hầu hết các sinh viên, học sinh trường nghề ra trường lương rất cao.
Tuy nhiên, ông Lân cũng thừa nhận một số trường trung cấp hiện nay có hiện tượng hoạt động “cầm chừng” vì không tuyển được học sinh. “Các trường này đa số là trung cấp ở các địa phương. Nguyên nhân do giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu không đáp ứng được yêu cầu nên không ai lựa chọn gửi con vào học. Sắp tới những trường nào không tuyển được học sinh phải sát nhập lại với nhau…”.
Theo Tổng cục dạy nghề, năm 2014, học sinh tốt nghiệp, trong đó tỉ lệ có việc làm 78,7%. Năm 2015, tuyển mới dạy nghề cho 2.150 ngàn người. Năm 2015 cũng là năm triển khai Luật giáo dục dạy nghề nghiệp được Quốc hội thông qua và có hiệu lực 1-7-2015. Theo đó, hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo Luật giám dục gồm có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, trong dạy nghề gồm có sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Đổi mới tên gọi cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng. Đổi mới tuyển sinh, đổi mới kiểm tra, thi cử, đổi mới chính sách người học...