Sử dụng trẻ em biểu diễn nghệ thuật, đóng phim sẽ phải xin cấp phép
Đây là những thông tin được đưa ra tại hội thảo tham vấn về những nội dung sửa đổi, bổ sung về lao động chưa thành niên trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tổ chức ngày 7-10 tại Hà Nội.
Theo Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB&XH), nội dung về lao động chưa thành niên được quy định tại Chương XI: Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động khác. Nếu như Bộ luật Lao động hiện hành quy định về lao đ?ng ch?a th?nh ni?nộng chưa thành niên gồm năm điều (từ Điều 161 đến 165) thì dự thảo gồm năm điều (từ Điều 143 đến 148).
Dự thảo mở rộng việc nhận diện lao động chưa thành niên không có quan hệ lao động trên thực tế; sửa đổi thuật ngữ người lao động, người lao động không có quan hệ lao động, lao động chưa thành niên; bổ sung nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên theo hướng lao động chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi); bổ sung nguyên tắc sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi (người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi; người chưa đủ 13 tuổi).
Tại Điều 145 của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã quy định về việc sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi. Theo đó, người sử dụng lao động phải tuân thủ quy định ký kết hợp đồng lao động với người đại diện theo pháp luật và được sự đồng ý của người chưa đủ 15 tuổi, phải có giấy khám sức khỏe xác nhận sức khỏe phù hợp với công việc, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động... Bên cạnh đó, người sử dụng lao động phải bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi.
Đối với lao động từ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi, dự thảo quy định chỉ được tuyển dụng vào các công việc nhẹ do bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH quy định.
Dự thảo cũng quy định về việc sử dụng lao động dưới 13 tuổi. Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi vào làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người lao động chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.