Chia sẻ của bác sĩ mổ tách cặp song sinh Việt-Đức 32 năm trước

Sáng 15-7, tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), gần 100 y bác sĩ đã tiến hành đại phẫu tách dính cơ thể dính nhau vùng bụng chậu từ trong bụng mẹ cho hai bé song sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi.

Trong số đó, có một vị bác sĩ già lặng thầm chăm chú theo dõi từng thao tác của các y bác sĩ trong phòng mổ. Ông chính là GS-BS Trần Đông A, chuyên gia cao cấp, cố vấn chuyên môn BV Nhi đồng 2, được mời làm trưởng ban tham vấn của ca phẫu thuật. Ông cũng từng là người chủ trì ca mổ tách song sinh Việt-Đức đi vào lịch sử y học Việt Nam năm 1988.

Như một sự trùng hợp, hôm nay người học trò ưu tú của ông là TS-BS Trương Quang Định, Giám đốc BV Nhi đồng Thành phố là trưởng kíp mổ tách dính hai bé song sinh dính nhau vùng bụng chậu phức tạp.

Giáo sư Đông A chia sẻ về sự giống nhau và khác nhau giữa hai ca mổ tách Việt - Đức và Trúc Nhi - Diệu Nhi. Ảnh: HL

Nhớ lại ca mổ xảy ra cách đây 32 năm, GS Trần Đông A cho rằng trình độ y khoa của thế giới cũng như Việt Nam khi ấy và ngày nay hoàn toàn khác nhau. Hai cặp song sinh có đặc điểm giống nhau duy nhất là cùng dính nhau, có điều cặp Việt-Đức dính nhau ở phần đầu. Việt-Đức chỉ có 3 chân, trong đó Việt đã bại não.

“Trong lịch sử, chưa ai từng tiến hành ca mổ tách dính cặp song sinh, trong đó có một ca bị bại não mười mấy tiếng đồng hồ. Dính nhau như Việt-Đức trên thế giới chỉ có 6 cặp nhưng không có bé nào bị bại não” - GS Trần Đông A nhớ lại thời khắc quyết định ca mổ lịch sử trong hoàn cảnh đất nước bị cấm vận cực kỳ khó khăn, phương tiện thiết bị y học còn thiếu thốn.

Tình trạng dính nhau của hai bé Trúc Nhi - Diệu Nhi. Ảnh: BVCC

Ngoài ra, ca mổ Việt-Đức còn gặp trở ngại khi hai bé đã 8 tuổi, phần sụn dính nhau đã biến thành xương, nếu tách sẽ mất máu rất nhiều. Do đó, thuận lợi của hai bé song sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi là chỉ mới 12 tháng, phần sụn còn trong giai đoạn phát triển, phù hợp mổ theo khuyến cáo của y văn.

Theo GS Đông A, hai bé song sinh dính nhau vùng bụng chậu thuộc loại hiếm, chỉ xảy ra ở 6% dân số thế giới. Mặc dù Việt Nam từng có kinh nghiệm mổ một số ca dính liền, đặc biệt là cặp song sinh Việt-Đức phức tạp, trang thiết bị hiện được đầu tư đầy đủ và hiện đại nhưng các y bác sĩ trước khi bước vào ca phẫu thuật này không được phép chủ quan.

GS Trần Đông A cùng các y bác sĩ tham gia kíp mổ tách dính hai bé song sinh dính nhau vùng bụng chậu. Ảnh: BVCC

“Y khoa không phải là môn khoa học lúc nào cũng chính xác, chúng ta chỉ tiếp cận với sự chính xác nên chúng tôi đã thảo luận rất kỹ khi có bất trắc phải làm gì để cứu hai bé. Tôi luôn nhắc anh em chuyện bất ngờ luôn có thể xảy đối với dạng dính nhau loại này nên phải bàn thảo các biến chứng bất ngờ xảy ra. Dù là bây giờ phượng tiện chẩn đoán của mình hiện đại và chi tiết rất nhiều…” - GS Đông A nhấn mạnh.

Nguyễn Việt và Nguyễn Đức sinh ngày 25-2-1981 tại Kon Tum trong hình dạng dính liền vào nhau ở phần bụng, có chung hậu môn và bộ phận sinh dục, có hai chân và một chân cụt.

Hai bé được đưa ra BV hữu nghị Việt-Đức (Hà Nội) để chăm sóc, chữa trị. Tên BV Việt - Đức sau đó được sử dụng để đặt cho cả hai anh em.

Một năm sau, hai anh em được chuyển vào BV Từ Dũ (TP.HCM) để theo dõi.

Chia sẻ của bác sĩ mổ tách cặp song sinh Việt-Đức 32 năm trước ảnh 4
Cặp song sinh Việt - Đức lúc còn chưa mổ tách dính. Ảnh: TL

Năm lên sáu tuổi, Việt gặp hội chứng não cấp rơi vào hôn mê, có thể đột tử bất cứ lúc nào và được đưa qua Nhật Bản chữa trị nhưng không thành công.

Trước nguy cơ Đức sẽ chết nếu chẳng may Việt qua đời, BV Từ Dũ quyết định tách rời cặp song sinh dính liền nhau. Ngày 4-10-1988, Việt và Đức đã được êkíp mổ với sự tham gia của 70 y bác sĩ Việt Nam, Nhật Bản và một số quốc gia khác do GS-BS Trần Đông A làm trưởng kíp mổ phẫu thuật tách rời thành công. Ca mổ đã đi vào lịch sử y học Việt Nam và cả thế giới.

Việt đã hy sinh nhiều phần cơ thể cho em, nhường lại cho Đức tất cả bộ phận có chung. Sau mổ, Việt sống bằng hậu môn nhân tạo, thông tiểu bằng ống. Được sự chăm sóc tận tình ở Làng hòa bình Từ Dũ, Việt sống được thêm 19 năm. Còn anh Nguyễn Đức đã được nhận vào BV Từ Dũ làm nhân viên hành chính và lấy vợ sinh hai người con khỏe mạnh. Anh đã đặt tên hai đứa con mình là Phú Sĩ và Anh Đào như một sự tri ân các bác sĩ Nhật Bản đã góp phần đưa cuộc sống của anh sang trang mới.  

Cặp song sinh Việt-Đức: 30 năm ấy biết bao nhiêu tình!
Cặp song sinh Việt-Đức: 30 năm ấy biết bao nhiêu tình!
(PL)- BV Từ Dũ vừa tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày mổ tách rời cặp song sinh Việt-Đức. BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng chia sẻ cảm xúc đong đầy của người tham gia ca mổ đánh dấu son cho nền y học nước nhà.             

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

(PLO)- Hơn 70% người trưởng thành tại Việt Nam bị viêm lợi, viêm quanh răng. Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin tại Lễ mít tinh và đi bộ hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới diễn ra tại TP.HCM ngày 16-3.