Ngày 19-11 là thời điểm các ngân hàng thương mại (NHTM) phải điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Mức điều chỉnh giảm từ 0,2% cho đến 0,5% ở các kỳ hạn từ dưới một tháng đến sáu tháng. Trong khi đó, lãi suất từ sáu tháng trở lên các ngân hàng thương mại vẫn được tự chủ theo cung cầu thị trường.
Có thể hiểu quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là muốn chuyển dịch dòng vốn tiền gửi của người dân sang trung và dài hạn nhằm cung cấp nguồn vốn vay ổn định cho doanh nghiệp.
Ảnh minh họa
“Ông lớn” Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa quyết định đồng loạt giảm lãi suất cho vay. Cụ thể, ngân hàng này giảm 0,5% lãi suất đối với tất cả doanh nghiệp có quan hệ vay tiền, bao gồm cả vay ngắn hạn đến trung dài hạn.
Theo Vietcombank, việc giảm lãi suất này sẽ có tác động trực tiếp tới khoản dư nợ 320.000 tỉ đồng mà ngân hàng đang cho doanh nghiệp vay (tương đương với gần 50% tổng dư nợ cho vay của Vietcombank vào thời điểm cuối quý III-2019).
Cũng theo Vietcombank, riêng đợt giảm lãi suất lần này sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng này khoảng 260 tỉ đồng.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bảo Việt, việc sụt giảm nguồn thu từ lãi sau khi giảm 0,5% lãi suất cho vay sẽ có ảnh hưởng nhất định nhưng không quá nhiều đến mục tiêu lợi nhuận 1 tỉ USD trong năm nay của Vietcombank.
Nhìn rộng ra toàn hệ thống, Bảo Việt cho rằng việc các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất huy động trong thời điểm này được hỗ trợ rất lớn bởi yếu tố thanh khoản dồi dào. Lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mặt bằng thấp (1,8-2,2%/năm) trong bốn tuần gần đây cho thấy các ngân hàng không còn quá căng thẳng về thanh khoản.
Nhìn rộng ra toàn hệ thống, Bảo Việt cho rằng việc các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất huy động trong thời điểm này được hỗ trợ rất lớn bởi yếu tố thanh khoản dồi dào. Lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mặt bằng thấp (1,8-2,2%/năm) trong bốn tuần gần đây cho thấy các ngân hàng không còn quá căng thẳng về thanh khoản.