Thái Lan: Xung đột liên tiếp nổ ra sau hiến pháp mới

Hiện chưa có báo cáo cụ thể con số thương vong trong các vụ tấn công. Miền Nam Thái Lan là khu vực mà dân cư đa số là người Hồi giáo. Gần đây, bạo loạn do phần tử Hồi giáo cực đoan đòi thành lập nhà nước ly khai ở đây đã tăng mạnh. Khu vực này có rất đông người bỏ phiếu phản đối bản dự thảo hiến pháp mới trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016.

“Các vụ tấn công nhằm mục đích gây bất ổn. Chúng muốn phá hủy sự tín nhiệm vào chính quyền và lan truyền nỗi sợ trong người dân”, Pramote Prom-in, người phát ngôn lực lượng an ninh địa phương, nhận định.

Theo các lực lượng an ninh, 5 quả bom đã nổ tại các trụ điện, làm cúp điện ở địa phương và có một vài vụ đốt vỏ xe. Hiện chưa có thông tin chi tiết về tất cả vụ tấn công.

Vua Maha Vajiralongkorn (phải) đưa hiến pháp mới cho Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha tại phòng ngai vàng ở Bangkok, Thái Lan, ngày 6-4. Ảnh: REUTERS

Hiện chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm các vụ tấn công và lực lượng an ninh cho biết họ không biết quy tội cho đối tượng nào.

Vua Thái Lan vừa ký thông qua hiến pháp mới vào ngày 6-4, một bước tiến tới cuộc bầu cử mà chính quyền quân sự Thái Lan đã bảo đảm sẽ tái thiết nền dân chủ sau cuộc đảo chính năm 2014 (lần thứ 12 quân đội đảo chính thành công trong 8 thập kỷ qua).

Đây là bản hiến pháp thứ 20 của quốc gia Đông Nam Á này kể từ khi nền dân chủ chuyên chế chấm dứt năm 1932. Giới phê bình cho rằng hiến pháp mới này vẫn sẽ cho quân đội Thái Lan quyền kiểm soát chính trị trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ nữa.

Bạo loạn do người Mã Lai Hồi giáo đòi ghi khai gây ra ở tỉnh Yala, Pattani và Narathiwat (Thái Lan) đã lấy đi hơn 6.500 mạng người kể từ khi nó leo thang năm 2004, nhóm giám sát độc lập Deep South Watch cho biết.

Vào ngày 3-4, cảnh sát báo cáo vụ 30 kẻ nổi loạn đã bắn hơn 500 phát vào một đồn cảnh sát. Theo họ, đây là vụ tấn công lớn nhất của quân bạo loạn miền Nam trong nhiều năm trở lại đây. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới