“Thần dược nhờ truyền thông”
Tại một sạp bán hoa atiso đỏ rất đắt khách trên đường Lý Thường Kiệt, (quận Tân Bình), bà chủ tên Tú nhanh nhẩu hỏi: “Cô muốn mua mấy kg, đã biết cách sử dụng chưa tui hướng dẫn miễn phí luôn cho”. Sau đó người phụ nữ này mang ra một tờ giấy hướng dẫn cách pha chế, ngâm đường... và nói rằng tất cả các cách đều có tác dụng khác nhau, đều bổ ích như ... thần dược.
“Cô coi đi, sen người ta dùng từ lá tới hạt, từ hạt ra cánh, cái nào cũng tốt hết. Atiso đỏ cũng vậy, tận dụng được tất mà còn chữa được bệnh gan, hạ huyết áp.. Mua đi, mua nhiều tui lấy rẻ chứ sắp hết mùa rồi, tới khi đó có tiền triệu cũng không có đâu mà mua” – bà Tú khẳng định.
Rất nhiều xe bán atiso đỏ dọc được Lý Thường Kiệt. Ảnh: Hà Phượng.
Hoa atiso đỏ được bán dạo trên đường với giá 30.000 đồng/kg, tuy nhiên vào những ngày cuối mùa, 1kg có giá đến 40.000 đồng.
Chị Huỳnh Ngọc Minh (Đắk Lắk) đến mua atiso đỏ trên đường Cộng Hòa (Tân Bình), cho biết ở quê cái này người ta gọi là bụp giấm, trước ở nhà mọc rất nhiều và chỉ hái ăn cho vui. “Từ khi vào đây nghe công dụng của nó tôi mới biết nó giá trị đến như vậy, ở nhà không gởi lên kịp nên tranh thủ ra mua vài kg về làm nước uống, năm sau mang ở quê vào đây kinh doanh, thuốc quý mà trước giờ không hay biết”. Chị Minh chia sẻ.
Tuy nhiên, có một điều khá kỳ lạ là những người đến mua atiso đỏ đều nói đây là một thần dược chữa bách bệnh nhưng đều không có căn cứ từ bất cứ bác sĩ hay chuyên gia nào, tất cả đều là do truyền tai nhau”.
Atiso đỏ có thể làm mứt hoặc nước giải khát.
Atiso đỏ có thể làm mức hoặc nước giải khát. Hình minh họa.
Theo những người bán hoa atiso đỏ, họ lấy hoa chủ yếu từ các tỉnh Lào Cai, Buôn Mê Thuột, Đông Nai. Cũng giống như người mua, công dụng do chính mà họ giới thiệu với mọi người cũng chỉ là từ các bác sĩ “mạng xã hội”. "Chỉ cần lên mạng tìm kiếm hoa atiso đỏ, hoa vô thường thì đầy ra, chẳng lẽ chúng tôi dám bịa ra công dụng của thuốc sao. Chân lấm tay bùn chúng tôi làm gì có được thông minh đó” – một bà chủ bán atiso đỏ trên đường Nguyễn Oanh (Gò Vấp) nói.
Chưa có căn cứ chứng minh thần dược
Theo bác sĩ Trần Văn Năm, nguyên Phó viện trưởng Viện Y Dược học Dân tộc TP.HCM, cây atiso đỏ được dùng làm thuốc ở một số nước, có tác dụng hạ huyết áp, giảm men gan ở liều thấp, có tính kháng khuẩn, lợi tiểu, hạ cholesterol máu..
Tuy nhiên, tác dụng trị tiểu đường hay bệnh ung thư thì chưa có tài liệu nghiên cứu được công bố chính thức. Atiso đỏ có vị chua giúp lợi tiểu, lọc thận, alkaloid và L-arginine có tác dụng giảm cholesterol trong máu, hạ huyết áp. Thành phần của cây có nhiều loại có lợi cho sức khỏe như acid ascorbic giúp tăng sức đề kháng, bền thành mạch máu tốt cho mạch máu, với người bị bệnh trĩ giúp hạn chế chảy máu, giúp cơ tim khỏe hơn, tốt hơn cho người hay bị cứng hồi hộp đánh trống ngực.
Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng vì tính chua và tính lạnh của atiso đỏ có biểu hiện không dung nạp với thời tiết lạnh, thức ăn đồ uống sống – lạnh. Ai bị bệnh viêm loét dạ dày, dễ tiêu chảy thì nên thận trọng khi sử dụng.
Atiso đỏ có thể làm mức hoặc nước giải khát. Hình minh họa.
Cạnh đó, phụ nữ có thai, trẻ em đang trong thời kỳ phát triển hoặc từ 7 tuổi trở xuống, người mới ốm dậy, bị suy kiệt, bệnh dạ dày, suy gan thận.... cũng không nên dùng atiso đỏ.
Cũng theo BS Năm, atiso đỏ là một loại thực phẩm hỗ trợ chức năng, không độc cũng không hại, nhưng không phải là thuốc để có tác dụng điều trị bệnh lý nền có sẵn. Khi sử dụng cần đúng liều lượng và đặc biệt cần được thăm khám, tư vấn cẩn thận để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.