Còn quyền hạn của cơ quan thanh tra chủ yếu dừng lại ở mức độ kiến nghị, tính bắt buộc thực hiện không cao. Trong khi đối tượng bị thanh tra thường là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp, các ngành hoặc là cán bộ, công chức có chức vụ, quyền hạn”. Đây là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động của thanh tra còn nhiều hạn chế trong thời gian qua được Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đưa ra tại hội thảo Định hướng xây dựng chiến lược phát triển ngành thanh tra đến năm 2020 tầm nhìn 2030 diễn ra ngày 7-8.
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ, để khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay và nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra trong thời gian tới cần phải nâng cao vai trò, thẩm quyền, tính độc lập của các cơ quan thanh tra như một chức năng thiết yếu của quản lý và kiểm soát quyền lực. Có như vậy thanh tra mới đủ thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Ngoài ra cũng cần xây dựng và thực hiện cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, quyền yêu cầu cung cấp thông tin thường xuyên và đột xuất của các cơ quan, tổ chức, cá nhân cho cơ quan thanh tra.
T.HẰNG