"Tháng 3, tháng 4 hằng năm, người dân Tây Nguyên rủ nhau đi bắt sâu muồng" - chị H'Thoa nói.
Dưới những tán rừng cà phê, mỗi buổi sáng có nhiều người đi vạch lá bắt sâu. Theo người dân địa phương, sâu trưởng thành rời bỏ ngọn cây, xuống tán lá kéo kén. Nếu không bắt kịp thời thì nhộng sẽ hóa thành bướm vài ngày sau đó.
Để bắt được sâu và nhộng, người dân đi từ sớm và có khi phải leo lên cao để vạch lá bắt sâu.
Nếu siêng năng, mỗi ngày người dân có thể kiếm được hàng trăm ngàn đồng từ việc bắt sâu và nhộng để bán.
Cả sâu và nhộng đều có thể chế biến món ăn được. Tuy nhiên, người dân chủ yếu gỡ nhộng, sâu về để ăn và bán cho các quán nhậu.
Vào thời điểm này như năm ngoái thì mỗi ngày người dân bắt được tầm 3-5 kg sâu để đem về ăn và bán cho quán nhậu, giá 100.000 đồng đối với nhộng chưa chế biến, qua sơ chế thì giá tăng lên tầm 120.000-140.000 đồng/kg.
Sâu muồng hình thành và sinh trưởng trên tán lá của cây muồng trong các rẫy cà phê ở nhiều địa bàn trên khắp khu vực Tây Nguyên.
“Nếu siêng thì mỗi ngày người dân cũng kiếm được vài trăm ngàn từ việc đi bắt sâu. Chủ yếu bỏ cho các quán ăn, quán nhậu. Sâu màu đen, nhộng màu xanh, khi chế biến sẽ có màu vàng đẹp mắt, béo nguậy làm nhiều người thích thú” - chị H’Thoa (40 tuổi, ngụ xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar) cho biết.
Sâu muồng sau khi phát triển sẽ rời ngọn cây, xuống các tán lá để thành kén. Sau đó từ các kén sẽ hóa thành bướm.
Cũng theo chị H’Thoa, cách chế biến món nhộng và sâu cũng đơn giản. Sau khi bắt về, rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi. Sau đó ướp gia vị và cho vào chảo dầu là xong. Có thể cho thêm một ít lá chanh thái mỏng để tạo hương vị thơm ngon hơn. Ngoài ra, có thể luộc để chấm muối tiêu hoặc nướng để thưởng thức.
Thành quả sau một buổi bắt nhộng và sâu của hai mẹ con.
Có những người thích ăn sống nhộng sâu. Thấy chúng tôi có vẻ không tin, anh Y Nhật Niê vừa gỡ nhộng sâu muồng vừa đưa vào miệng ăn một cách ngon lành khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên.
Anh Y Nhật Niê có thể ăn nhộng sống một cách ngon lành. Tuy nhiên, anh khuyến cáo chúng tôi không nên thử.
Sau khi đem về, sâu và nhộng sẽ được chế biến thành món ăn.
Nhộng sâu chuyển sang màu vàng với mùi vị hấp dẫn.
Đối với người dân Ê đê, việc ăn sâu muồng là bình thường nhưng đối với những người mới đến và thưởng thức lần đầu sẽ không khỏi bỡ ngỡ, thú vị.