Thi THPT quốc gia 2017: Sẽ làm bài thi trắc nghiệm tổng hợp

Cụ thể, thí sinh sẽ làm bài thi trắc nghiệm tổng hợp đối với môn toán, khoa học xã hội, khoa học nhân văn. Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chính thức công bố tại buổi họp báo trước thềm năm học mới chiều 4-9, theo TTXVN.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đề thi năm 2016 được đánh giá tốt, kỳ thi nghiêm túc nhưng vẫn có hiện tượng học tủ, học vẹt. Trong quá trình thi vẫn còn nhìn bài nhau. Chấm thi theo barem nên có sự du di. Bài thi trắc nghiệm tổng hợp sẽ khắc phục tình trạng này. Về phương thức tổ chức thi, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết Bộ chủ trương tiếp tục như năm 2016. Việc tổ chức thi tại cụm tỉnh như năm 2016 đã cho thấy địa phương hoàn toàn có thể thực hiện được.

Thi THPT quốc gia 2017: Sẽ làm bài thi trắc nghiệm tổng hợp ảnh 1

Thí sinh trao đổi bài thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 tại TP.HCM. Ảnh: HTD

Liên quan đến xét tuyển vào các trường ĐH, Bộ trưởng Nhạ cho biết vẫn thực hiện như năm 2016 là kỳ thi hai mục đích: kết quả thi vừa xét công nhận tốt nghiệp vừa xét tuyển vào các trường ĐH. Theo Bộ trưởng Nhạ, nhiều trường ĐH chưa có kinh nghiệm nên chưa thể đứng ra tổ chức kỳ thi riêng. Tuy nhiên, có điểm mới là Bộ sẽ khắc phục điểm bất cập của năm 2016 khi thí sinh chỉ được đăng ký hai trường, bốn nguyện vọng. Năm 2017, Bộ sẽ có phần mềm để thí sinh có thể đăng ký nhiều nguyện vọng.

Đến 2025, Bộ GD-ĐT vẫn chịu trách nhiệm ra đề thi

Đến 2025, Bộ GD-ĐT vẫn chịu trách nhiệm ra đề thi

(PLO)-  PGS. TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết, đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ bám sát chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực, có sự phân hóa phù hợp.
Giám sát chặt các khoản tài trợ giáo dục

Giám sát chặt các khoản tài trợ giáo dục

(PLO)- Các đại biểu lưu ý Sở GD&ĐT TP.HCM cần phải quản lý chặt các khoản tài trợ cho giáo dục, tránh tình trạng dù tự nguyện nhưng lại mang tính bắt buộc và cần đa dạng nguồn vận động tài trợ.