Phú Yên: Đường phố, nhà cửa ngổn ngang sau lũ

Chiều 11-11, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên cho biết lũ trên các sông phía bắc tỉnh này đang rút. Tuy nhiên, vẫn còn hàng ngàn căn nhà tại các huyện Tuy An, Đồng Xuân bị ngập nước.

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên, tỉnh này có gần 12.000 căn nhà bị ngập 0,5-2 m. Hiện đã có 62 căn nhà bị sập, hư hỏng, một người mất tích, hai người bị thương…

Người dân cùng lực lượng công an dọn dẹp đường phố tại thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân sau khi lũ rút. Ảnh: TRỌNG KHÔI

Ông Phạm Trung Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân, cho hay các xã Xuân Quang 1, Xuân Quang 2, Xuân Sơn Bắc, Xuân Sơn Nam, Đa Lộc… vẫn còn ngập sâu 1 - 2 m. Nhiều người chưa thể trở về vì nhà đang còn ngập nước. Riêng xã Xuân Sơn Bắc vẫn đang bị cô lập.

Theo thống kê chưa đầy đủ, huyện Đồng Xuân có hơn 5.000 căn nhà bị ngập sâu trong nước. Trong đó, nhiều căn nhà đã bị sập hoàn toàn.

Một căn nhà ở thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân bị lũ làm sập hoàn toàn. Ảnh: TRỌNG KHÔI 

Tại các vùng lũ rút, người dân đã trở về nhà. Chính quyền địa phương huy động nhiều lực lượng trợ giúp người dân khắc phục sau lũ.

UBND tỉnh Phú Yên đã điều động gần 200 cán bộ, chiến sĩ bộ đội, công an cùng nhiều máy móc giúp người dân huyện Đồng Xuân khắc phục hậu quả mưa lũ.

Tại thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân- nơi được xem là vùng tương đối cao nhưng nước lũ cũng ngập sâu đến hơn 3 m, hầu hết các đường phố, căn nhà đều ngập ngụa bùn đất sau khi lũ rút.

Nhiều người dân ở thị trấn La Hai cho biết nhiều đồ đạc, tài sản bị lũ cuốn trôi, hư hỏng. Nhiều máy móc của cơ sở sản xuất bị hư hỏng nặng do bị ngập nước, không kịp di dời.

Một căn nhà ở thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân bị lũ san phẳng. Ảnh: TRỌNG KHÔI

Ông Bùi Văn Thành, Chủ tịch UBND huyện Tuy An, cho hay đến chiều 11-11 địa phương này vẫn còn hàng ngàn căn nhà bị ngập nước. Nhiều xã vẫn còn bị cô lập, chia cắt như An Định, An Nghiệp, An Thạch, An Cư, An Dân, thị trấn Chí Thạnh… Theo ông Thành, đợt lũ này rất lớn, thấp hơn đợt lũ lịch sử năm 2009 chỉ 0,5 m.

“Trong đêm 10-11, lũ dâng cao, lên rất nhanh, bà con kêu cứu khắp nơi. Chúng tôi huy động khẩn cấp nhiều lực lượng tại chỗ đến cứu bà con, kịp thời đưa ra khỏi các vùng nguy hiểm. Nhờ chủ động các phương án nên đã ứng cứu kịp thời trước tình hình lũ lớn lên nhanh như vậy! Tuy nhiên, nếu tiếp tục có mưa lớn, tình hình sẽ rất nguy cấp. Rất may, đến giờ huyện Tuy An không có thiệt hại về người”- ông Thành chia sẻ.

Huyện Tuy An cứu trợ khẩn cấp người dân thôn Phú Lương, xã An Cư đang bị lũ cô lập. Ảnh: BÙI VĂN THÀNH

Theo Chủ tịch UBND huyện Tuy An, hiện chưa thể thống kê thiệt hại do nước chưa rút hết.

Tuy nhiên, ghi nhận ban đầu là đợt lũ này đã gây ra thiệt hại rất lớn đối với huyện Tuy An. Rất nhiều gia đình đã mất hết tài sản, đồ dùng, vật nuôi do bị lũ cuốn trôi. Nhiều diện tích nuôi thủy sản, sản xuất nông nghiệp bị mất trắng.

Chiều 11-11, huyện Tuy An đã trích ngân sách mua mì ăn liền, nước uống cứu trợ khẩn cấp 575 hộ gia đình đang bị lũ cô lập tại thôn Phú Lương, xã An Cư.

Một số hình ảnh sau khi lũ rút và khắc phục hậu quả ở Phú Yên:

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ông Phan Văn Mãi: 'Xin trân trọng biết ơn TP.HCM'

Ông Phan Văn Mãi: 'Xin trân trọng biết ơn TP.HCM'

(PLO)- "Mỗi ngày làm việc tại TP.HCM, bản thân luôn tìm thấy cảm hứng  đặc biệt. Tôi thấy còn nhiều việc cần phải làm. Tôi luôn mang theo ân tình của TP..." - ông Phan Văn Mãi nói.

Chân dung Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Được

Chân dung Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn ĐượcInfographic

(PLO)- Chiều 19-2, tại TP.HCM, đã diễn ra hội nghị công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy Long An, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An, giữ chức Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM.

Tiếp tục sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng

Tiếp tục sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng

(PLO)- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, Kết luận 126 của Bộ Chính trị cũng nêu rõ, nếu đủ lý luận, thực tiễn thì sửa đổi, bổ sung Cương lĩnh và Hiến pháp để tổ chức lại Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, các hội quần chúng phù hợp với tổ chức Đảng hiện nay.