Dù chỉ chính thức mang cái tên Trần Đại Nghĩa được tròn 15 năm, thế nhưng cơ ngơi và những nền móng trước đó của trường đã có từ cách đây hơn 1 thế kỷ. Trường vốn là sản nghiệp riêng của Hội truyền giáo, có công và thanh danh lớn trong việc đào tạo nhân tài trong xứ thời bấy giờ.
Năm 1874, Cha Henri De Kerlan – Cha Sở coi Thánh đường Sài Gòn tự xuất tiền riêng sáng lập trường Lasan Taberd đặt tại Dinh của Tri phủ Tân Bình đời Tự Đức. Trường xây xong năm 1875 và chỉ để nhận nuôi trẻ mồ côi lai Âu và lai Pháp bị bỏ rơi. Sau này thu nạp học sinh bất luận lương – giáo.
Ngày đầu đi vào hoạt động, toàn trường chỉ có 58 học trò do các tu sĩ, truyền giáo sư gồm 2 người Việt nam và 2 người Pháp dạy dỗ. Những dãy nhà cũ của trường là do Đức cha Mossard đứng coi xây cất, những dãy nhà mới xây đồ sộ sau này là do các sư huynh tiếp tục tu tạo thêm để dạy học sinh từ cấp Tiểu học đến Đệ nhị cấp.
Sau năm 1975, các trường dòng Lasan đều được đổi tên. Ngày 12 – 12 - 1975, thực hiện theo thông cáo chung của Sở Giáo dục và Ủy ban liên lạc Công giáo – Tòa Tổng giám mục Sài Gòn, trường Lasan Taberd được chính thức bàn giao cho Sở Giáo dục TP. Hồ Chí Minh dưới sự chứng kiến của đại diện: Sở Giáo dục, Tòa Tổng giám mục sài Gòn. Trường tiếp tục duy trì đào tạo giáo dục đến hết năm 1975 thì chính thức đóng cửa. Trên chính ngôi trường xưa, Sở Giáo dục TP.HCM cho lập nên một ngôi trường mới mang tên Trường Trung học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và chính thức mang cái tên trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa như ngày nay vào năm 2000.
Điểm nhấn vô cùng ấn tượng trong lối hành trúc Pháp cổ là các hành lang với kiểu cách mái vòm, thiết kế tinh tế, hoà hợp với những góc xanh, mở ra những khoảng không lý tưởng để học tập
Tọa lạc tại vị thế đắt địa với hai cổng nằm trên hai mặt tiền đường chính tại Sài Gòn là Lý Tự Trọng và Nguyễn Du. Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa hiển hiện trong không gian yên tĩnh phía sau cánh cổng bê tông vững chãi, tách biệt hoàn toàn với cảnh ồn ã đến từ phía ngoài. Nếu xét trên mặt bằng chung trên toàn thành phố, trường có phần nhỏ hơn so số lượng với sỉ số hơn 2000 học sinh của mình trải đủ ở 3 cấp học. Theo những lời kể lại từ các thầy cao niên trong trường thì có thể công trình được người Pháp lựa chọn xây dựng trên một quả đồi với đỉnh nằm ngay tại khu vực phòng hiệu trưởng. Trước năm 1975, khi vẫn còn mang tên Lasan Taberd, cổng chính và sân danh dự được đặt hướng về phía mặt tiền đường Nguyễn Du chứ không phải Lý Tự Trọng như ngày hôm nay.
Giữa các dãy phòng học luôn có các hành lang nối lại với nhau, đảm bảo thông suốt
Nổi bật với nét kiến trúc cổ điển, tiêu biểu cho lối xây dựng theo phong cách Pháp xen lẫn là lối trang trí mang hơi hướng truyền thống Á Đông. Trường phổ thông trung học Trần Đại Nghĩa khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, hết sức thơ mộng dưới những đường nét trang trí, chấm phá tinh tế cao. Dạo bước từ phía cổng chính, ngay trước khu học đường là một khuôn viên rộng với bức tượng của Giáo sư- Viện sĩ Trần Đại Nghĩa.
Bức tượng của Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa được đặt trang trọng ngay giữa trung tâm trường
Trải qua hơn một thế kỷ tồn tại, các dãy nhà chính của trường vẫn còn khá nguyên vẹn. Vật liệu chính để có thể xây nên những công trình trường tồn cùng với thời gian chỉ đơn giản là gạch, cát, đá bên trong có lõi thép và được kết dính bằng chất đường mật. Khu học đường của trường được thiết kế rộng rãi, chú trọng không gian thoáng đãng.
Dãy D mang đậm nét kiến trúc Tây phương độc đáo
Trường có 4 dãy phòng học chia thành các khu A, B, C, D, trong đó khu D và C được xem là những dãy nhà mang nét kiến trúc đẹp nhất. Mặc dù những phòng học mang dáng vẻ bên ngoài có phần cũ kỹ, thế nhưng sâu bên trong các phòng đều được trang bị đầy đủ các hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc học.
Ngắm nhìn kỹ các dãy phòng học tại trường, điểm nhấn vô cùng ấn tượng trong lối hành trúc Pháp cổ là các hành lang với kiểu cách mái vòm, thiết kế tinh tế, hoà hợp với những góc xanh, mở ra những khoảng không lý tưởng để học tập. Giữa các dãy phòng học luôn có các hành lang nối lại với nhau, đảm bảo thông suốt. Lựa chọn hai tông màu vàng và trắng là màu chủ đạo cho toàn bộ kiến trúc của trường giúp tạo một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho học sinh học tập.
Những vết tích của ngôi trường dòng năm nào còn xót lại trong khuôn viên trường
Những góc cổ kính của ngôi trường
Hai tông màu vàng và trắng được lựa chọn là màu chủ đạo cho toàn bộ kiến trúc của trường giúp tạo một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho học sinh học tập.
Hai em nữ sinh đang say mê học bài sau giờ học
Bảng vẽ phối cảnh về tòa nhà đang được trường cho khởi công xây dựng
Kỳ tới: Petrus Ký - Lê Hồng Phong: Ngôi trường chuyên hàng đầu miền Nam