Thủ tục đình công rườm rà, đình công tự phát gia tăng

Đại diện các sở, ngành phản hồi như vậy tại hội thảo “Thực trạng và nguyên nhân các cuộc ngưng việc tập thể và đình công thời gian qua” do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức, chiều 15-11.

Bình Dương dẫn đầu về đình công

Bà Trần Thị Thanh Hà, Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), cho biết trong sáu năm từ 2009 đến sáu tháng đầu năm 2016, cả nước xảy ra hơn 3.600 vụ ngưng việc tập thể và đình công, xảy ra ở 40 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cả nước. 

Tính theo địa bàn: Các cuộc ngừng việc tập thể và đình công xảy ra ở các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đứng đầu là Bình Dương với 924 vụ, thứ hai là TP.HCM xảy ra hơn 740 cuộc (chiếm hơn 20%), Đồng Nai hơn 520 vụ. Các tỉnh, thành phố xảy ra 892 vụ. 

Thủ tục đình công rườm rà, đình công tự phát gia tăng ảnh 1
Đại diện công đoàn có mặt hòa giải một vụ đình công tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: P.ĐIỀN

Theo loại hình doanh nghiệp: Các vụ ngừng việc tập thể và đình công xảy ra nhiều nhất tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với hơn 2.530 cuộc (chiếm hơn 73%), doanh nghiệp tư nhân xảy ra 885 cuộc (chiếm 25%), doanh nghiệp nhà nước 25 cuộc. 

Đáng lưu ý, các cuộc đình công, ngưng việc tập thể xảy ra nhiều nhất là doanh nghiệp Đài Loan (826 cuộc), doanh nghiệp Hàn Quốc (825 cuộc), doanh nghiệp (220 cuộc), các doanh nghiệp khác 665 cuộc. 

Theo ngành nghề, các cuộc đình công, ngưng việc tập thể xảy ra nhiều nhất là doanh nghiệp dệt may (1.270 cuộc), da giày (610 cuộc), chế biến gỗ (373 cuộc), điện tử (241 cuộc)...

Mục đích đình công chủ yếu là tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi. Các vụ tranh chấp lao động liên đến tiền lương, thưởng, chủ doanh nghiệp đối xử với người lao động hà khắc. 

Hầu hết các vụ đình công, ngưng việc tập thể kéo dài 1-2 ngày, với hàng trăm người lao động tham gia.

Chưa có tình trạng đập phá máy móc

Bà Hà cho rằng kết quả giải quyết các cuộc đình công, ngưng việc tập thể, người lao động được đáp ứng cơ bản về tiền lương, thưởng, tiền ăn ca. Nhìn chung, các cuộc đình công diễn ra trật tự, không phá hủy tài sản, máy móc, nhà xưởng. 

Bà Hà đánh giá các cuộc ngưng việc tập thể, đình công xảy ra không đúng trình tự pháp luật do thủ tục còn rườm rà, không do công đoàn tổ chức và lãnh đạo.

Theo thống kê, năm 2011 đã xảy ra trên 1.000 cuộc ngừng việc tập thể và đình công do thiếu hụt lao động trong ngành dệt may, da giày, nhựa, bao bì, chế biến thực phẩm.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân như lạm phát tăng cao, giá nguyên liệu đầu vào tăng, lãi suất ngân hàng vốn vay tăng khiến doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Theo đó, chủ doanh nghiệp trả lương, thưởng không tương xứng với công sức người lao động, cắt giảm các khoản phụ cấp, đời sống công nhân thêm khó khăn, công nhân bức xúc đình công…

Thời điểm xảy ra các cuộc đình công, ngưng việc tập thể tập trung chủ yếu vào tháng 1 và tháng 2, thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu, trước và sau tết âm lịch. Phần lớn các cuộc đình công mang màu sắc kinh tế, không đập phá máy móc, tài sản doanh nghiệp, không xô xát gây thương tích.

Các đại biểu cho rằng thời gian tới cần giảm bớt các thủ tục để các cuộc đình công diễn ra đúng trình tự pháp luật, thay vì cứ có các tranh chấp về quan hệ lao động là xuất hiện đình công tự phát.

Vi phạm tiền lương, thưởng phổ biến

Nguyên nhân các các vụ đình công, ngưng việc tập thể bùng phát thời gian qua, do người sử dụng lao động chỉ trả tiền lương thấp hơn mức tối thiểu để tính đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, ngoài ra các khoản phụ cấp theo quy định đưa vào thu nhập để đóng BHXH nhưng các doanh nghiệp đã lờ đi.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp không xây dựng thang, bảng lương, quy chế nâng lương, mà chỉ chi trả cao hơn mức lương tối thiểu theo quy định chút ít để đối phó. Cá biệt, nhiều doanh nghiệp chẻ nhỏ nhiều bậc thang, bảng lương để người lao động khó đạt.

Ngoài ra, các doanh nghiệp vi phạm trong việc giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động kéo dài thời gian thử việc, không ký hợp đồng lao động hoặc ký không đúng hợp đồng lao động để trốn tránh đóng BHHX, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp…

Việc đối thoại thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể, người sử dụng lao động chưa phối hợp với công đoàn cơ sở. Doanh nghiệp vi phạm thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tăng ca liên tục, tổng số giờ huy động làm thêm vượt quá quy định của pháp luật…

Ngoài ra còn có nguyên nhân từ người lao động do trình độ văn hóa thấp, chưa có kỹ năng, tay nghề, am hiểu pháp luật còn hạn chế nên khó ký hợp đồng lao động có điều khoản chưa phù hoặc không đúng quy định pháp luật, tuy nhiên do nhu cầu việc làm nên vẫn ký, dẫn đến nảy sinh các vụ tranh chấp.

 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm