Thủ tướng gợi ý bàn thảo sâu, nêu giải pháp cho các chỉ tiêu kinh tế chưa đạt

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu phân tích, làm rõ thêm nguyên nhân và đề ra giải pháp của việc các chỉ tiêu không đạt kế hoạch; sức ép lạm phát và nợ xấu có xu hướng tăng; các vướng mắc trên các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và chính quyền địa phương, sáng 5-1.

Xảy ra một số vụ tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng do chủ quan, lơ là?

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu một số vấn đề trọng tâm, mang tính gợi mở, định hướng để các đại biểu trao đổi, đóng góp ý kiến.

Theo Thủ tướng, nhìn lại năm 2023, về tổng thể tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Trong đó có "những cơn gió ngược" như lạm phát, lãi suất neo ở mức cao, suy giảm tăng trưởng, hậu quả dịch bệnh kéo dài, cạnh tranh chiến lược, xung đột ở Ukraine và Dải Gaza…

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Chính phủ với các địa phương
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: NHẬT BẮC

Ở trong nước, nền kinh tế chịu "tác động kép" của các yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm bộc lộ rõ hơn sau đại dịch COVID-19.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu đánh giá về công tác chỉ đạo điều hành. "Điểm mới trong chỉ đạo, điều hành năm 2023 là gì? Phải chăng trong điều kiện khó khăn, Chính phủ, chính quyền địa phương đã bám sát các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, HĐND và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn nhằm "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái" để có được những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực?" - Thủ tướng phát biểu.

Theo người đứng đầu Chính phủ, trong bối cảnh tình hình khó khăn, chúng ta khẳng định những kết quả quan trọng, khá toàn diện đạt được nhưng cũng cần phân tích, đánh giá có được là vì sao?

Về tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức, Thủ tướng đề nghị phân tích, làm rõ thêm nguyên nhân chủ quan và nêu giải pháp cụ thể đối với sáu nhóm vấn đề. Trong đó có việc còn năm chỉ tiêu không đạt kế hoạch; sức ép lạm phát và nợ xấu có xu hướng tăng; những khó khăn, điểm nghẽn trong sản xuất kinh doanh, nhất là về xuất khẩu, thị trường, tiếp cận vốn, vướng mắc trên các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp...

Hay vì sao tội phạm ma tuý, tội phạm mạng còn diễn biến phức tạp? Gần đây vẫn xảy ra một số vụ tai nạn giao thông, cháy nổ nghiêm trọng, phải chăng còn có sự lơ là, chủ quan của một số địa phương, cơ quan, đơn vị?...

Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích, đánh giá nguyên nhân khách quan và nhất là nguyên nhân chủ quan, những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn.

Trong năm 2024, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá, dự báo tình hình có vấn đề gì mới, có điểm gì khác biệt, khó khăn hơn năm 2023; những trọng tâm chỉ đạo điều hành để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế...

Thủ tướng nêu rõ Hội nghị rất mong đợi được các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu phát biểu, góp ý, chỉ đạo để bổ sung, hoàn thiện mục tiêu, nhiệm vụ, đặc biệt là chỉ ra các hạn chế, yếu kém, giải pháp để Chính phủ thực hiện hiệu quả hơn trong năm 2024 và những năm tới.

Nhiều địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phục hồi, là điểm sáng trong thu hút đầu tư

Trình bày báo cáo của Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho hay năm 2023, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát, nợ công được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước, cả năm tăng 5,05%, thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, nâng quy mô nền kinh tế lên khoảng 430 tỉ USD.

pho-thu-tuong-le-minh-khai-1518.jpeg
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái. Ảnh: NHẬT BẮC

Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 3,25%, thấp hơn mục tiêu đề ra khoảng 4,5%. Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2% so với cuối năm 2022.

Khu vực nông nghiệp là điểm sáng, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, năm 2023 tăng 3,83%, cao nhất trong 10 năm qua.

Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) vượt khoảng 8,12% dự toán trong khi đã miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 194.000 tỉ đồng; đồng thời tăng thu, tiết kiệm chi, đã trích lập được khoảng 560.000 tỉ đồng, bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương trong ba năm 2024-2026.

Bội chi NSNN, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu NSNN thấp hơn nhiều giới hạn và ngưỡng cảnh báo.

Đáng chú ý, việc xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng được tích cực chỉ đạo, nhất là sáu ngân hàng yếu kém. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với bốn ngân hàng thương mại yếu kém và chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước khẩn trương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cụ thể để triển khai.

Cạnh đó là việc triển khai Đề án cơ cấu lại Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo Kết luận của Bộ Chính trị và đạt kết quả tích cực, nợ xấu và lỗ lũy kế giảm dần, đến cuối năm 2023 lỗ lũy kế giảm 12%.

Chính phủ cũng tiếp tục chỉ đạo, xử lý hiệu quả bước đầu 8/12 dự án, doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, nhất là ba dự án, nhà máy phân bón; hoàn thành và đưa vào vận hành nhiều dự án điện lớn, quan trọng. Trong đó có chuỗi dự án điện khí Lô B - Ô Môn sau 21 năm bị gián đoạn, quyết liệt đàm phán tìm đầu ra cho nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.

Đồng thời quyết liệt xử lý, tháo gỡ bất cập, khó khăn của các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, đã đưa vào hoạt động sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ…

Cũng theo báo cáo Chính phủ, nhiều địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Thanh Hóa… tiếp tục phục hồi và là điểm sáng trong thu hút đầu tư.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm