Tiền sử dụng đất năm 2019 tăng thêm 0,4 lần

Sở này cho hay từ đầu năm 2018 đến nay TP đã ký 28 quyết định phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường hỗ trợ theo giá thị trường. Theo đó, đối với đất ở, bình quân hệ số K là 4,75. Trong khi đó, hệ số K tại Quyết định 09/2018 do TP ban hành chia theo ba nhóm. Nhóm 1, hộ gia đình, cá nhân khi có đất ở vượt hạn mức thì áp dụng hệ số K 2,1 lần bảng giá đất do TP công bố. Nhóm 2 (trường hợp thuê đất cho mục đích sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ, trả tiền thuê đất hằng năm) chia làm năm khu vực cho 24 quận/huyện và hệ số K từ 2,1 đến 1,3 lần bảng giá đất do TP công bố. Nhóm 3 (trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất cũng chia năm khu vực), hệ số K là 2,1 đến 1,3 lần bảng giá đất của TP.

Theo Sở Tài chính, hệ số K đối với đất ở để tính bồi thường theo giá thị trường hiện nay trên địa bàn TP là 4,75. Trong khi đó, theo Quyết định 09/2018 thì hệ số K cao nhất chỉ có 2,1. “Tuy nhiên, nếu tăng hệ số K của Quyết định 09 để phù hợp giá thị trường thì sẽ tạo đột biến, gây khó khăn cho người sử dụng đất và bất ổn xã hội” - Sở nhận xét. Trên cơ sở xem xét đánh giá, Sở Tài chính đề xuất hệ số K năm 2019 tăng thêm 0,4 lần so với năm 2018.

Cụ thể, nhóm 1 (hộ gia đình, cá nhân được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất không phải là đất ở sang đất ở tại 24 quận/huyện) thì phần diện tích đất ở vượt hạn mức phải nộp tiền sử dụng đất theo hệ số K là 1,5. Nhóm 2, tăng hệ số K thành 2,5 đến 1,7. Tương tự, nhóm 3 có hệ số K thành 2,5 đến 1,7.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

'Gỡ nút thắt' khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện

'Gỡ nút thắt' khi sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện

(PLO)- Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhìn nhận trong bối cảnh sáp nhập tỉnh, tinh gọn xã, bỏ cấp huyện, việc sửa Luật Quy hoạch cần tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách để gỡ khó, khơi thông nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

1 vụ án phá sản có khi kéo dài 10 năm

1 vụ án phá sản có khi kéo dài 10 năm

(PLO)- Các đại biểu đề xuất lập thêm các tòa phá sản, tòa sở hữu trí tuệ trực thuộc tòa án cấp khu vực, bởi để giải quyết một vụ án phá sản, tổ thẩm phán thụ lý phải theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện, có thể 5-7 năm, có khi tới 10 năm mới kết thúc.