TP.HCM gắn biển báo, tên đường bằng song ngữ

Ngày 24-4, ông Ngô Hải Đường, trưởng phòng quản lý khai thác hạ tầng giao thông, Sở GTVT TP.HCM, cho biết như trên.

Theo ông Lê Minh Triết, Giám đốc Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn, đầu tháng 5-2017, Trung tâm sẽ lắp thí điểm biển báo tên đường bằng song ngữ Việt – Anh tại giao lộ của ba tuyến đường trên địa bàn quận 1 là: đường Võ Văn Kiệt, Ký Con và Nguyễn Thái Học.

Ông Đường cho biết thêm, sau ba giao lộ trên sẽ tiếp tục lắp đặt biển báo chỉ đường bằng song ngữ Việt - Anh ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất, một số tuyến quốc lộ. Đồng thời tiếp tục rà soát ở những tuyến đường nào người dân trong và ngoài nước có nhu cầu để bổ sung thêm bảng hướng dẫn bằng ngôn ngữ quốc tế.

Chuyện lắp biển báo tên cầu, đường bằng song ngữ Việt – Anh là không mới đối với TP.HCM. Ngay từ năm 2005 – 2007, khi Đại lộ Nguyễn Văn Linh với  tổng chiều dài 17,8 km đưa vào sử dụng thì ở hai đầu của 10 cây cầu trên tuyến đã được lắp biển tên cầu bằng song ngữ Việt – Anh. Như cầu Ông  Lớn thì bên dưới là dòng chữ Ong Lon Bridge, Ông Bé – Ong Be Bridge, Bà Lớn – Ba Lon Bridge…

Một cây cầu trên đại lộ Nguyễn Văn Linh được ghi tên song ngữ Việt – Anh: Ảnh: LĐ

Trước đó, khi Việt Nam dần hội nhập sâu vào khối ASEAN, các tuyến quốc lộ đi Xuyên Á đã được gắn các bảng chỉ đường có chữ AH 1, AH 19… Đó là viết tắt của chữ Asean Highway và phía sau là số của quốc lộ.

Ở Campuchia từ lâu trên các tuyến quốc lộ bạn đều có biển chỉ dẫn bằng ngôn ngữ Khmer và Anh. Còn ở Phnompenh, tên các con đường, biển báo, tên phố… sử dụng… đa ngôn ngữ. Điều này tưởng như rối trong quản lý đô thị nhưng lại rất thuận lợi cho du khách từ khắp các nước đến với xứ Chùa Tháp.

 

Ở Phnompenh, tên các con đường, biển báo, tên phố… sử dụng… đa ngôn ngữ. Ảnh: LĐ

 Ở Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia, trước dòng khách du lịch từ khắp các nước chọn làm điểm đến mỗi năm mỗi đông thì cần lắm những biển báo cầu, đường, tên phố bằng song ngữ Việt – Anh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm