Bà Nguyễn Thu, Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM trao quà cho các nữ công nhân bị tai nạn. Ảnh: P.ĐIỀN
Chia sẻ tại buổi nhận quà, nữ công nhân Tô Ly Đa, công nhân Công ty TNHH một thành viên bao bì, thương mại Quang Huy bị tại nạn lao động từ năm 2012, nhớ lại: "Trong lúc làm việc bàn tay em bị máy dập cuốn vào khiến hai ngón tay bị đứt lìa. Vụ tai nạn khiến em bị thương tật vĩnh viễn 40%. Lúc đó tưởng chừng như mọi thứ bị suy sụp và tâm trạng rất chán nản, bởi con em lúc đó vừa sinh hơn 6 tháng tuổi. Con nhỏ không ai chăm sóc, công với vết thương còn mưng mũ, đau rát em đành bấm bụng gửi con về cho bà ngoại chăm sóc giúp. Sau vụ tai nạn em được công ty hỗ trợ 10 triệu đồng và bố trí sang bộ phận đóng gói. Do mất đi hai ngón tay nên thao tác công việc của em rất khó khăn, vì không còn khéo léo nhanh nhẹn như trước. Hiện lương bình quân của em khoảng 3 triệu đồng/tháng".
Chia sẻ cùng công nhân bị tai nạn lao động, bác sỹ Lê Kim Huệ, Trưởng khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe (Tung tâm dinh dưỡng TP.HCM), tư vấn: Đa phần chị em là lực lượng lao động chính trong gia đình, chẳng may người nào bị tai nạn lao động không chỉ sức khỏe bị giảm sút mà còn tăng thêm gánh nặng cho gia đình. Phần lớn các vụ tai nạn lao động là do sơ suất trong thao tác làm việc. Ngoài ra, nguyên nhân gián tiếp phổ biến khác do thu nhập eo hẹp nên người lao động chưa quan tâm lắm đến bữa ăn sáng và ăn uống không đủ chất, khiến cơ thể bị thiếu sắt, canxi gây thiếu máu, hạ đường huyết không tập trung cho công việc dễ bị tai nạn lao động.
Bác sỹ Huệ, khuyến cáo: “Đa phần các chị em trong ngành dệt may, da giày đều làm những công việc nặng nhọc nên cần chú ý hơn đến các bữa ăn sáng và cân đối dinh dưỡng khẩu phần ăn đẻ đảm bảo sức khỏe trong ngày. Hàng tháng các chị cần dành thời gian đi khám sức khỏe định kỳ để có thông tin về tình trạng sức khỏe, điều trị kịp thời để hạn chế những vụ tai nạn lao động đáng tiếc”.
PHONG ĐIỀN