TQ vừa gây khó khăn cho đối phương, vừa đảm bảo vị thế cho mình

Qua việc dùng thuật ngữ đó, người ta muốn đề cập tới câu chuyện dùng tỉ giá hối đoái như một vũ khí hủy diệt để giành lấy sự tồn tại của đất nước mình bằng cách xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường hàng hóa thế giới. Nhưng tôi không cho rằng việc nhân dân tệ phá giá sẽ khơi mào cuộc chiến tranh tiền tệ thế giới. Chúng ta đều biết ngày nay trong thế giới đa cực và phụ thuộc lẫn nhau, không một quốc gia nào có thể đơn phương sử dụng công cụ kích hoạt trào lưu hủy diệt nền kinh tế thế giới.

TQ vừa gây khó khăn cho đối phương, vừa đảm bảo vị thế cho mình ảnh 1
 
Nói chiến tranh bùng nổ, có thể đúng nếu tách rời câu chuyện cán cân thương mại và vũ khí cạnh tranh là tỉ giá hối đoái. Nhưng nền kinh tế và tài chính quốc gia không đơn giản như thế, nó chịu ảnh hưởng bởi vô vàn biến số vĩ mô như một ma trận tác động chằng chịt, qua lại. Một quốc gia muốn phá giá tiền tệ để hỗ trợ xuất khẩu thì phải tính giá trị đối ngoại của đồng tiền sẽ thế nào, lạm phát sẽ ra sao. Một khi giá trị đối ngoại của đồng tiền sụt giảm thì lạm phát tăng cao và khi đó lãi suất cũng tăng cao, làm đội chi phí sản xuất và cuối cùng lại ảnh hưởng tới khả năng xuất khẩu. Trong một thế giới vay mượn lẫn nhau, dòng vốn chu chuyển như thế thì làm sao cứ mãi phá giá được. Thế giới này đâu chỉ có mỗi chuyện tôi bán hàng cho anh và vì thế tôi dùng khẩu súng tỉ giá bắn các anh chết hết để rồi dân anh phải mua hàng của tôi.

Chúng ta có thể chia sẻ cảm xúc, tư duy của các học giả khi nhìn nhận về diễn biến hiện nay nhưng nếu nói phá giá nhân dân tệ sẽ khơi mào chiến tranh tiền tệ thì tôi không tin TQ làm như vậy. Chỉ có thể nói rằng TQ đã sử dụng tỉ giá để đi một nước cờ chiến lược vừa gây khó khăn cho đối phương, vừa đảm bảo vị thế cho mình và qua đó tái lập thế cân bằng trên bàn cờ.

TS TRƯƠNG VĂN PHƯỚC, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm