Câu chuyện các hãng xe hơi, các salon kinh doanh xe hơi treo thưởng tặng xe hơi cho VĐV khuyết tật cũng đã từng bị dư luận lên tiếng về vấn đề nhân văn, lòng tôn trọng… nói chung là “của cho và cách cho”.
Việc nhiều hãng xe treo thưởng cho các VĐV khuyết tật bằng... xe hơi luôn là đề tài nhạy cảm về vấn đề tôn trọng người tàn tật, luật pháp, người thừa hưởng vật tặng, được VĐV khuyết tật ủy nhiệm…
Puzi (áo vàng) bị bại liệt chân phải - chân đạp thắng và ga nếu lái ô tô.
Ở hầu hết các quốc gia thì những người khuyết tật không thể lái phương tiện ô tô.
Hôm qua, tập đoàn phân phối ô tô Naza của Malaysia treo thưởng cho VĐV khuyết tật Malaysia đang tham dự Paralympic tại Rio mỗi người một chiếc ô tô hiệu KIA Sportage nếu giành được HCV.
Tại Paralympic Rio, đoàn Malaysia đã có những tấm HCV của Didzuan Modh Puzi, Ziyad Zolkefli ở các nội dung điền kinh.
Vấn đề là tính nhạy cảm và lòng tôn trọng của những con người bình thường với những người kém may mắn luôn là vấn đề được cân nhắc hàng đầu. Việc các doanh nghiệp tặng ô tô cho những VĐV khuyết tật luôn là câu chuyện nhạy cảm. Rất dễ bị hiểu lầm vì luật giao thông các nước hạn chế không cho phép người khuyết tật điều khiển phương tiện giao thông vì sự an toàn.
Mặt khác, các doanh nghiệp không thể lấy “tiếng thơm”, thành tích của VĐV khuyết tật mà quảng bá cho sản phẩm của mình, mang tính ăn theo.
Câu chuyện hãng xe Naza của Malaysia tặng xe hơi cho VĐV khuyết tật Malaysia đoạt HCV tại Rio đang có những tranh luận trái ngược nhau vì cách treo thưởng này. Đại diện của hãng xe vẫn không cho biết giá trị “quà” có được quy ra hiện kim hay không hoặc người thân được ủy quyền.
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại tại đây.
Cho đến nay tại Paralympic Rio, Malaysia đã có hai HCV điền kinh, Singapore có một HCV bơi lội, Việt Nam cũng đã có HCV và HCĐ.