Quan hệ ngoại giao, thương mại Nhật - Việt hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 16, nhất là trong thời kỳ mậu dịch châu ấn thuyền - thời kỳ chính quyền Nhật Bản đã cấp châu ấn trạng cho nhiều thuyền buôn đến buôn bán, giao thương Việt Nam.
Triển lãm “Giao thương Nhật - Việt trong lịch sử” giới thiệu bộ sưu tập gốm Hizen hoa lam; bộ sưu tập đồ sứ đại diện cho bốn dòng đồ sứ màu nổi tiếng của Nhật Bản vào thế kỷ 17-18 (gồm: Kakiemon, Imari, Kutani và Nabeshima) và sưu tập gương đồng Nhật Bản do dòng họ Fujiwara lừng danh ở Nhật Bản chế tác vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18.
Triển lãm thu hút đông đảo người dân đến tham quan.
Triển lãm còn giới thiệu các cổ vật của Việt Nam từng là những mặt hàng được thương nhân Nhật ưa chuộng; một số văn thư trao đổi giữa chính quyền chúa Nguyễn với chính quyền Nhật Bản vào đầu thế kỷ 17; những văn bản mua bán hàng hóa giữa thương nhân Nhật Bản với thương nhân Việt Nam và phiên bản ba bức tranh cuộn nổi tiếng phản ánh mối quan hệ thương mại mật thiết Nhật - Việt trong các thế kỷ 17-18.
“Giao thương Nhật - Việt trong lịch sử” sẽ là điểm trưng bày thú vị, hấp dẫn đối với du khách tham quan, nghiên cứu, học tập.
Những chiếc chóe bằng sứ Imari Nhật Bản được trang trí phong cảnh và nhân vật sản xuất vào niên đại thế kỷ XVIII.
Gương đồng Nhật Bản.
Sừng tê giác ở Đàng Trong là một trong những mặt hàng được thương nhân Nhật Bản thời kỳ thương mại châu ấn thuyền tìm mua để nhập khẩu vào Nhật Bản
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho biết triển lãm này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 27-2 đến ngày 5-5, miễn phí tham quan kéo dài đến 26-3.