Trong Hồ Gươm thực tế tồn tại đến 3 cá thể rùa?

Tuy vậy, theo một số người thường xuyên theo dõi các sinh vật sống tại Hồ Gươm thì trong khu vực hồ hiện nay có đến ba cá thể rùa lớn như vậy chứ không phải là hai (dĩ nhiên là không tính đến những con rùa tai đỏ được người dân phóng sinh).

Xin giới thiệu bài viết của một trong những nhân chứng, anh Cao Mạnh Tuấn, người sáng lập của trang web Thegioidongvat.org.

“Nếu Hồ Gươm có đến ba “cụ” rùa thì cũng không có gì là lạ. Tôi khẳng định như vậy vì đó là điều tôi từng chứng kiến cách đây hơn 10 năm (khá lâu rồi nên tôi không nhớ chính xác), khoảng từ năm 95-97. Khi đó nhà tôi còn ở Lê Phụng Hiểu, cách hồ Gươm không xa.

Vào thời đó, sức ép thi đại học khá lớn nên tôi thường có thói quen lượn hồ để thư giãn. Đối với tôi, việc nhìn thấy cụ rùa là khá thường tình và người dân khi đó cũng chỉ ngắm qua rồi đi chứ không ồn ào như bây giờ.

Tôi nhớ hôm đó là một buổi sáng tại Hồ Gươm, như thường lệ tôi đi dạo. Vừa tới gốc cây gạo lớn (đối diện tượng đài Lý Thái Tổ hiện nay) thì thấy vài người chỉ chỏ. Biết là rùa nổi, tôi ra xem. Ban đầu là 2 “cụ” nổi bơi song song, khá chậm. Lúc đó theo ước tính của tôi, cả hai to không kém cụ rùa trong đền Ngọc Sơn.

Trong Hồ Gươm thực tế tồn tại đến 3 cá thể rùa? ảnh 1
 Cá thể rùa đầu đen (Nguồn: Xahoimang.com).
Hồi đó nước hồ khá sạch nhưng do đã quá quen với việc thấy rùa nổi nên tôi không chú ý các chi tiết. Chỉ nhớ là có một “cụ” nổi rõ cả mai và có một vết lõm giống sẹo bị đâm ở lưng giống như cụ rùa mới bị bắt. “Cụ” còn lại nhìn khỏe hơn và có vẻ nhỉnh hơn một chút. Không lâu sau khi thấy hai rùa cùng nổi, thì một “cụ” rùa khác cũng xuất hiện phía sau. Rùa thứ ba khá nhỏ, chỉ nổi phẩn đầu.
Trong Hồ Gươm thực tế tồn tại đến 3 cá thể rùa? ảnh 2
            Cá thể rùa đầu vàng có miệng rộng (Nguồn: Xahoimang.com)
Vụ nổi này của liền lúc ba “cụ” có sự chứng kiến chỉ khoảng hơn 10 người. Từ đó tới nay, chưa từng ghi nhận có cá thể rùa nào chết, bị bắt (ngoại trừ một con ba ba Nam bộ khá to mới chết nổi lên) thì có còn “cụ” nữa cũng là chuyện thường tình.
Trong Hồ Gươm thực tế tồn tại đến 3 cá thể rùa? ảnh 3
         Một cá thể rùa có mai khá sần sùi (Nguồn: Xahoimang.com)
Thực tế khi đó người dân không chú ý lắm đến chuyện rùa nổi và coi rùa Hồ Gươm như một con vật thân quen của thành phố mà thôi. Cũng trong khoảng thời gian đó, việc rùa bò lên tháp rùa hoặc xục xạo quanh bờ đền Ngọc Sơn không có gì lạ. Nhiều người còn rình xem rùa ở mấy bụi cây và đồn rằng rùa lên đẻ trứng. Cũng vào thời gian đó, nếu tôi nhớ không nhầm thì báo chí cũng đã từng đặt vấn đề dọn dẹp cây cối quanh đền Ngọc Sơn cũng như tháp Rùa để rùa có thể lên đẻ trứng.

Trong Hồ Gươm thực tế tồn tại đến 3 cá thể rùa? ảnh 4
   Nhưng một cá thể khác lại có mai nhẵn bóng (Nguồn: Xahoimang.com    
Có thể khi đất nước phát triển, Hà Nội đối mặt với sức ép về kinh tế nên chuyện rùa bị quên bẵng đi. Chuyện tìm bãi đáp cho rùa được đặt ra từ lâu cũng bị lãng quên. Chỉ đến khi cuộc sống khá hơn, nên mới có chuyện bỏ đống tiền ra gấp rút cứu hộ cho rùa. Nếu mọi người có ý thức bảo vệ cụ từ trước thì bây giờ đâu phải nhọc công, tốn kém đến vậy. Và có lẽ cũng tại phú quý sinh lễ nghĩa mà bây giờ, mỗi khi rùa nổi lại có mấy người chắp tay vái lạy, dẫn đến những quan niệm có phần biến tướng về hiện tượng thiên nhiên bình thường này./. Mới đây, nhiếp ảnh gia Nguyễn Tân Vinh đã công bố lên trang Xóm nhiếp ảnh (xomnhiepanh.com) hai bức ảnh thể hiện hai góc nhìn khác nhau về rùa Hồ gươm, đồng thời cho rằng đây là hai cá thể rùa khác nhau. Theo đó, đặc điểm nhận dạng của hai cá thể rùa dựa vào màu sắc. Một có màu đen nhạt, còn cá thể rùa kia có màu vàng tươi ở khu vực quanh đầu. Một vài đặc điểm nhận dạng khác cũng có thể kể đến mà là cá thể rùa đen dường như nhỏ hơn, đầu nhọn hơn, miệng bé và có vẻ chúm vào hơn. Trong khi đó, cá thể rùa vàng khá ấn tượng với màu sắc vàng ruộm, đầu khá to, nhìn khỏe và đặc biệt là miệng rộng.
Theo (Vietnam+)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm