Theo Điều 56 của Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 (có hiệu lực từ 1-7-2013), Điều 15 Thông tư 01/2016/TT/BCA (có hiệu lực từ ngày 15-2-2016), Nghị định 46/2016/ND-CP (có hiệu lực từ ngày 1-8-2016), CSGT có quyền xử phạt vi phạm không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp: Xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.
Những trường hợp có hành vi vi phạm giao thông và bị xử lý mức phạt trên 500.000 đồng thì người vi phạm phải đến kho bạc nhà nước để nộp phạt. (Ảnh minh họa)
Đối với các trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì CSGT phải lập biên bản. Những trường hợp có hành vi vi phạm giao thông và bị xử lý mức phạt trên 500.000 đồng thì người vi phạm phải đến kho bạc nhà nước để nộp phạt.
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định, trường hợp chủ phương tiện vi phạm có mặt tại nơi xảy ra vi phạm thì người thẩm quyền xử phạt lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo các điểm, khoản tương ứng.
Trong trường hợp người điều khiển phương tiện không chấp hành quyết định xử phạt thay cho chủ phương tiện thì người có thẩm quyền xử phạt tiến hành tạm giữ phương tiện để đảm bảo cho việc xử phạt đối với chủ phương tiện.
Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được thừa kế thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ sẽ là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.