Từ “phân cấp” đến cát cứ

Nói cách khác, sự cát cứ này là biến tướng xấu từ chuyện phân cấp một cách thiếu kiểm soát kéo dài. Hơn 20 năm qua, thoát khỏi nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp thì “phân cấp” được xem là cứu cánh, xóa bỏ rào cản đem lại sự năng động cho cơ sở. Nhiều nơi đã nổi lên như những anh hùng của đổi mới.

Tuy nhiên, mặt trái của nó là môi trường bị tàn phá, là sân golf “nuốt” đất lúa, là cảng biển, sân bay, khu công nghiệp (KCN)… mọc tràn lan nhưng vắng khách.

Không thể chậm trễ hơn nữa, ngay bây giờ phải xem xét một cách nghiêm túc cơ chế phân bổ, sử dụng nguồn lực trong nền kinh tế.

Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Đình Cung, nói thẳng việc phân bố đầu tư phải điều chỉnh lại theo hướng đầu tư tập trung vào các nút cổ chai tăng trưởng.“Đơn cử như việc kết nối các KCN. Hà Nội và Bắc Ninh có các KCN lớn. Thế nhưng khi kết nối hai khu thì Bắc Ninh đã rót vốn đầu tư hoàn chỉnh đoạn thuộc tỉnh mình nhưng Hà Nội lại không hào hứng do tâm lý sợ nhà đầu tư sẽ chuyển qua Bắc Ninh, nơi có đầu vào rẻ hơn. Việc kết nối giữa Long An và TP.HCM cũng vậy, Long An làm, còn TP.HCM không vội. Người ta quên mất rằng điều này đồng nghĩa với việc nguồn lực quốc gia được sử dụng hiệu quả hơn” - ông Cung nói.

Ở góc độ kinh tế, ông Cung đề xuất cần cho Chính phủ một không gian điều hành lớn hơn, đặc biệt là chính quyền trung ương, bởi “chúng ta phân cấp quá nhiều và bây giờ đang phải đối mặt với các hệ lụy của nó. Chính sách phân cấp hiện đã giới hạn không gian phát triển kinh tế ở địa phương. Giới hạn đó bó hẹp, phân tán quá, không đảm bảo quy mô phát triển”.

Còn ở góc độ chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng thì quá rõ: sự cát cứ mang“tư duy nhiệm kỳ” chạy theo thành tích bắt đầu đưa tới những hệ lụy nghiêm trọng mà cảnh báo của hai tướng Đồng Sỹ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh đã khá cụ thể.

“Cơ chế do chúng ta tạo ra và chúng ta có thể sửa đổi được”. Ông Cung nói và điều cơ bản là chúng ta muốn làm hay không.

PHAN LỢI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm