Một trong những tục ấy là tục kiêng quét nhà ngày mùng một Tết.
Ông bà ta cũng nói "Bói ra ma, quét nhà ra rác" nhằm nhắc nhở con cháu những kiêng kỵ nào cổ hũ thì không nên theo.
Cội mai vàng ở miền Trung. Ảnh: NT
Cành đào miền Bắc.
Cậu mai vàng rơi sắc lá ngày mùng 1 tết. Người dân nông thôn họ kiêng không quét. Ảnh: NT
Theo tập quán xưa chiều 30 tháng Chạp người ta quét nhà sạch sẽ, khóa tủ kín đáo, đến khi cúng Tết Nhà xong mới được quét nhà mở tủ, bỏ vào vài đồng bạc để lấy hên đầu năm, lấy giấy tiền dán lên cột nhà đầu tủ để mong năm mới tiền vô như nước.
Họ dồn rác vào một góc tường. Ảnh: NT
Sau khi cúng tiễn đưa ông bà ngày mùng 3 hoặc mùng 4 họ mới quét nhà, hốt rác. Ảnh: NT
Theo nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong Nghi lễ vòng đời người, viết: "Tục này là do ở trong Sưu thần ký có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo. Thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà vài năm thì giàu to. Đến sau, một hôm, nhân ngày mùng một Tết, đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đó nhà chàng kia lại nghèo đi."
Bởi thế ta theo tục Tàu, kiêng không dám hốt rác trong mấy ngày Tết. Tuy nhiên hiện nay người ta chỉ còn kiêng đến hết ngày mùng một thì thôi".