UBND xã hết đường “trả đũa” dân

Công văn ghi rõ “Trong thời gian chưa ban hành Luật Chứng thực, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đề nghị các Sở Tư pháp chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn chỉ thực hiện chứng thực chữ ký của người khai SYLL; người khai phải tự chịu trách nhiệm về nội dung đã khai trong lý lịch. Trong trường hợp người thực hiện chứng thực của UBND cấp xã biết rõ về nhân thân của người khai SYLL và yên tâm, tin tưởng vào nội dung đã khai trong SYLL của người đó, thì xác nhận nội dung SYLL là đúng. Đề nghị UBND cấp xã không ghi nội dung về việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước, địa phương vào SYLL của công dân”.

Sở dĩ, Bộ Tư pháp có quy định này là do thời gian qua, có một số trường hợp người dân cho rằng mình bị xã “trả đũa”, “bêu xấu” khi ghi vào SYLL nội dung không tốt làm ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của người dân (vụ việc cũng đã được báo Pháp Luật TPHCM phản ánh).

Thực tế, do nhu cầu phát sinh trong cuộc sống, việc yêu cầu xác nhận SYLL ngày càng phổ biến ở người dân: xác nhận SYLL để xin việc, đi học, xác nhận để xuất cảnh…

Việc xác nhận lý lịch cá nhân thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã và trong nhiều trường hợp, sơ yếu lý lịch chỉ có giá trị khi có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, SYLL có chứng thực của xã là rất có giá trị đối với một công dân.

Tuy nhiên, tầm quan trọng là như thế nhưng việc xác nhận như thế nào vào SYLL công dân thì đến nay cũng vẫn chưa có một quy định cụ thể nào để thống nhất việc này, mọi người vẫn đang chờ đợi Luật Chứng thực để luật hóa việc này.

Theo Thông tư liên tịch 01/2009/TTLT-BTP-BNV (hướng dẫn công tác tư pháp của UBND cấp xã), việc xác nhận những nội dung có liên quan đến thông tin về hộ tịch, cư trú của công dân trong sơ yếu lý lịch là thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã nơi công dân có đăng ký thường trú.

Thông thường, người dân tự viết SYLL hoặc “chuyên nghiệp” hơn là sử dụng mẫu SYLL ban hành kèm theo Thông tư 20/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh Xã hội. Các bản SYLL này cũng mỗi xã chứng mỗi kiểu. Có nơi chứng "khai đúng sự thật", có nơi "xác nhận thường trú", "chứng thực chữ ký" và cũng có nơi chỉ ký tên đóng dấu đỏ chót… là “xong”.

Và vì không có một quy định nào cụ thể nên có xã đã tận dụng điều đó để “bêu xấu”, “trả đũa” người dân bằng cách ghi xác nhận hết sức chủ quan, cảm tính. Cá biệt, có xã còn từ chối chứng thực SYLL với lý do… còn “nợ thuế

Tới đây, với công văn này người dân có thể yên tâm đi chứng thực SYLL trong thời gian chờ luật Luật Chứng thực ra đời. Luật sẽ tạo cơ sở pháp lý cho các cấp chính quyền thực hiện công vụ và bảo đảm quyền lợi cho người dân.

ĐL

 

Chị Lê Thị Đ. ở xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đã vô cùng khổ sở khi bị xã này triệt đường xin việc bằng cách phê xấu vào lý lịch trong hồ sơ xin việc của chị là “Bản thân và gia đình không chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật nhà nước”. Lý do là trước đó chị Đ đứng ra giúp người dân làm đơn khiếu nại và chụp một số hình ảnh sạt lở trong việc khai thác cát của một công ty và gửi đến UBND huyện.

Hay anh B. (công tác tại một cơ quan nhà nước tại TP.HCM) bị chủ tịch xã phê vào SYLL nội dung “Gia đình không chấp hành chủ trương, chính sách của địa phương”. Anh mang bản lý lịch lên hỏi vị lãnh đạo quản lý của mình là địa phương phê như vậy có thi biên chế được không. Vị lãnh đạo bảo anh phải chứng lại vì lý lịch bị phê xấu quá, không thi được.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều