Tôi tự hỏi Mỵ Châu, người phụ nữ trẻ ấy có bị oan không?
Cứ ngẫm nghĩ lan man mãi từ sáng nay, sau khi đọc chia sẻ của cô giáo Thanh Hiền cho học sinh một góc nhìn khác về nhân vật Mỵ Châu của nhà thơ Vương Trọng - góc nhìn của nguời đàn ông thời @ về bình đẳng giới, góc nhìn trăn trở về số phận bi thảm của nàng công chúa trẻ tuổi thời phụ nữ nép sau “phụ, phu, tử”... Và buồn thay, nàng rơi đầu ngay khi đang nép sau lưng vua cha!
Mỵ Châu ngửng mặt nhìn chờ đợi/ Từ trời cao một đường kiếm chói lòa...
Có thể bị oan vì... không theo tố tụng
Đây rõ là một vụ kết án và thi hành án không hề theo trình tự thủ tục tố tụng mà Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án tử hình của nước ta ở thế kỷ 20 và 21 quy định!
Tác giả Vương Trọng đã đặt câu hỏi gợi mở trong bài thơ Mỵ Châu:
“Khi quay lại chém con sau yên ngựa,
An Dương Vương người đã nghĩ suy gì...”
Đúng là không thể biết An Dương Vương đã nghĩ suy gì! Nhưng bài thơ làm mình cứ ngẫm nghĩ về phụ nữ và trẻ em, chắc do liên tưởng tới ngày... Phụ nữ Việt Nam 20-10 đang tới gần và vừa xong một số việc liên quan đến Luật Trẻ em...
Rằng thì là mà, dù không thể so sánh nhưng nếu nhìn từ góc độ pháp luật tố tụng hình sự thì Mỵ Châu bị buộc tội và thi hành án hình sự với mức cao nhất ngay lập tức mà không có quyết định, bản án nào thể hiện vụ án đã được điều tra, truy tố, xét xử đúng nguời, đúng tội, đúng trình tự tố tụng; không có bằng chứng nào cho thấy nàng tự thú, nhận tội và đó là tội gì? Nàng có lỗi vô ý hay lỗi cố ý? Có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ nào không?
Không có phiên tòa, không có hội đồng xét xử; người xét xử cũng đồng thời là người thi hành án; nàng không được hưởng quyền tự bào chữa, cũng không có luật sư, người trợ giúp pháp lý... Và dĩ nhiên, nàng đã không có quyền xin ân giảm, khoan hồng.
Rồi lại băn khoăn tự hỏi nỏ thần có trong danh mục bí mật nhà nuớc, bí mật quốc gia không, mức độ mật? Ai có trách nhiệm bảo quản nỏ thần?
Rồi nữa, sao mà Mỵ Châu có thể đề phòng chính Trọng Thủy? Ai hay chỉ có mình nàng là người chịu trách nhiệm khi nàng bị lừa? Vua cha anh minh với tả hữu quần thần còn không ngờ được Trọng Thủy, còn cho phép Trọng Thủy tiếp cận nàng thì sao nàng có thể nghi ngờ?
Từ đây lại đặt câu hỏi: Vậy trong vụ án này liệu có còn ai giữ vai trò đồng phạm...?
Đằng sau "vụ án" Mỵ Châu...
Rồi nữa, có phải làm cha mẹ nghĩa là luôn biết rõ mọi thứ về con và vì thế cho nên có quyền phán xử con ngay không cần suy xét, cân nhắc thấu đáo theo lẽ thường?
Trong cả bài thơ, tác giả đã ngậm ngùi “thay lời biện hộ” cho Mỵ Châu nhưng cũng chính là gửi một thông điệp cho phụ nữ: Mỗi người đều phải tự chịu trách nhiệm về hậu quả hành động của chính mình, bao gồm cả phụ nữ; không thể buộc ai phải chịu trách nhiệm thay mình; đã làm phát sinh hậu quả thì sẽ phải trả giá, có thể là giá đắt nhất, không thể biện hộ cho dù đó là vô ý hay do thiếu hiểu biết...
Sự thiếu kiến thức, ngây thơ không đồng nghĩa là vô tội, là công chúa nhưng cũng không thể dựa vào bất cứ ai, càng không thể chỉ dựa vào đàn ông, không thể buộc ai phải chịu trách nhiệm thay mình, tha thứ cho mình, kể cả cha ruột...
Thế nên là phụ nữ, từ câu chuyện Mỵ Châu, càng phải tự học hỏi, phấn đấu để trở thành người hiểu biết để tự bảo vệ mình và gia đình, đủ nhạy cảm và tỉnh táo trong mọi việc, trong cuộc sống và cả trong tình yêu...
MỴ CHÂU
(ThơVương Trọng)
Khi quay lại chém con sau yên ngựa An Dương Vương người đã nghĩ suy gì Hay cùng đường ai cũng là giặc giã Và nghe lời mách bảo của Kim Quy?
Kẻ thù ở sau lưng! - dù lời thần đi nữa Người phải trông bằng chính mắt của mình Công chúa Mỵ Châu nép vua cha run sợ Khi nửa trời khói lửa đao binh.
Lông ngỗng rơi lông ngỗng rơi trắng lối Dứt áo ra như dứt thịt da mình Phút ly loạn chàng ở đâu chẳng tới Trọng Thủy ơi thiếp đã chạy xa thành.
Nước mắt rơi xoay tròn cơn gió Lưng cha cùng lưng ngựa đẫm mồ hôi Lông ngỗng hết thiếp sẽ rời lưng ngựa Làm chiếc lông cuối cùng đợi chàng đấy chàng ơi...
Và bất ngờ An Dương Vương quay lại Tưởng có lời an ủi của vua cha Mỵ Châu ngửng mặt nhìn chờ đợi Từ trời cao một đường kiếm chói lòa.
Không phải lông ngỗng rơi mà đầu lăn xuống đất Nằm cuối đường như dấu chấm câu Sao bị chém Mỵ Châu không hề biết Máu tụ thành sỏi đỏ đất Hoan Châu.
Đã là vua lại có thần mách bảo Tưởng sáng suốt hai lần và công lý gấp đôi Mà người chết không hiểu sao mình chết Thì hồn oan còn đập cửa muôn đời.
Mấy ngàn năm dâu bể lở bồi Lúc yên bình và cả khi giặc giã Xin đừng trách Mỵ Châu thêm nữa Yêu chân thành thật có tội gì đâu!
(PLO)- Từ sáng sớm nay, rất đông người dân mang theo cờ Tổ quốc, tập trung về khu vực trung tâm của TP.HCM để xem lễ tổng duyệt diễu binh, diễu hành chào mừng đại lễ 30-4. Niềm tự hào và tình yêu nước đã nhuộm thắm khắp các nẻo đường, góc phố của Thành phố mang tên Bác.
(PLO)- Sáng nay (27-4), từ 7 giờ, lễ tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025), diễn ra.
(PLO)- Từ ngày 28-4 đến hết ngày 1-5, tại công viên văn hóa Láng Le, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, tổ chức nhiều hoạt động nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
(PLO)- 50 công trình, tác phẩm, sự kiện, hoạt động tiêu biểu được giới thiệu là những minh chứng cho sự quyết tâm, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố 50 năm qua.
(PLO)- Dalat Best Dance Crew 2025 được kỳ vọng là đại tiệc âm nhạc, vũ đạo ngoài trời lớn nhất và được mong đợi trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 tại TP Đà Lạt.
(PLO)- NSƯT Hà Phương – nguyên Trưởng phòng Phát thanh viên (VOV) khẳng định, phát thanh viên Nguyễn Thơ và Tuyết Mai chính là những người đọc bản tin chiến thắng.
(PLO)- Phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên sẽ ra mắt phiên bản đặc biệt dựa trên tình yêu và những phản hồi, đóng góp chân thành từ khán giả kể từ khi phim công chiếu.
(PLO)-TP.HCM công bố danh sách 50 tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu giai đoạn 1975-2025 cho thấy hoạt động năng nổ, nghiêm túc của lực lượng văn nghệ sĩ đối với từng chặng đường của TP.
(PLO)- Trong cuộc chiến tranh vệ quốc, các bến cụm Cà Mau đã tiếp nhận 76 chuyến tàu, chỉ riêng Bến Vàm Lũng đã tiếp nhận 68 chuyến, với hơn 4.300 tấn vũ khí, đạn dược…
(PLO)- 50 sự kiện và hoạt động tiêu biểu giai đoạn 1975–2025 vừa được công bố, phản ánh rõ nét hành trình phát triển không ngừng của TP.HCM trong suốt 50 năm qua.
(PLO)- Nhiều cựu chiến binh xúc động khi tham gia trưng bày chuyên đề "Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975" tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.
(PLO)- Hoa hậu Ý Nhi đã chuẩn bị rất kỹ trước khi sang Ấn Độ tranh tài tại cuộc thi Miss World, đặc biệt, nàng hậu sẽ đem vũ điệu đại ngàn Tây Nguyên đến với cuộc thi này.
(PLO)- Tham gia Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu NSND Mỹ Uyên và Đinh Ngọc Diệp đều có những áp lực riêng, theo đạo diễn Victor Vũ phim sẽ có phần hai nếu được đón nhận.
(PLO)- Nghệ sĩ tỳ bà Vũ Diệu Thảo đã biểu diễn 54 bản độc tấu tỳ bà với các ca khúc cách mạng nổi tiếng. Dự án là lòng biết ơn của cô dành tặng hơn 4 triệu cựu chiến binh.
(PLO)- Triển lãm mỹ thuật đặc biệt Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, giới thiệu 50 tác phẩm hội họa có giá trị nghệ thuật cao.
(PLO)- Top 30 thực tập sinh của chương trình "Tân binh toàn năng", chương trình đào tạo ra nhóm nhạc, chính thức lộ diện, một số gương mặt quen thuộc Gia Khiêm, Phi Long... trở lại.
(PLO)- Sau khi nghệ sĩ Quyền Linh gửi đơn đến Hội Điện ảnh Việt Nam, đơn vị này đã có văn bản đề nghị Bộ Công an xem xét, có biện pháp xử lý những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.