Vẻ đẹp 'sang chảnh' của đào Thất thốn trên đất Nhật Tân

Giống đào này có sức hút kỳ lạ, mỗi thốn cành cây, tức độ dài bằng đốt ngón tay, có thể trổ tới 7 bông hoa, nên gọi là Thất thốn. 

Đào Thất thốn là loại cây cảnh có dáng lùn, đẹp tự nhiên, nở nhiều hoa, mang dáng vẻ cổ kính, từ gốc đến cành đào đều nổi u, mấu xù xì, tựa như gốc đa già phong trần sương gió. 

Thất thốn đỏ từ rễ lên tới búp, mầm nhọn và cứng cáp như lưỡi kiếm.

Nhật Tân - Hà Nội, gần như nhà nào cũng có loại đạo này dù ít hay nhiều.

Theo những người trồng đào ở đây cho hay, đào Thất thốn như một người già mẫu mực, sống có phong cách và cầu kỳ.

Thất thốn trồng ở đất càng cằn hoa càng đẹp và thắm sắc.

Những nụ hoa đỏ đầy sức sống, bông to, cánh dày đẹp đến nao lòng. Màu đỏ của những nụ hồng đào không loài hoa nào sánh kịp. Nhị hoa vàng, vươn dài kiêu sa. Chỉ một bông nở đã làm ấm cả không gian, xua tan giá lạnh của đất trời.

Được cho là người có nhiều năm kinh nghiệm với nghề trồng đào, lại sở hữu hơn 70 gốc đào quý, cũng là gia đình có nhiều đào Thất thốn nhất ở Nhật Tân. Mỗi dịp tết đến, vườn đào nhà ông Lê Hàm lại có nhiều khách ra vào tấp nập.

Ông Hàm chia sẻ, Thất thốn là giống đào quý, lại kén người chơi và không phải ai ở làng Nhật Tân cũng trồng và đủ quyết tâm theo đuổi. Thời gian để một cây đào Thất thốn dáng đẹp đến tay người chơi mất 15 - 30 năm.

Những gốc đào Thất thốn phải trồng từ nhỏ...

Việc chăm sóc đào Thất thốn cũng tốn nhiều công sức.

Để đào nở đúng vào dịp lễ tết, ông Hàm phải vây tôn dùng điều hòa để điều chỉnh nhiệt độ để ủ đào.

Mỗi tháng tiền điện bật điều hòa lên đến 10 triệu đồng.

Nhiệt kế cũng được gắn trong phòng để tiện theo dõi, điều chỉnh nhiệt độ trong phòng dành riêng cho đào thất thốn.

Ông Lê Hàm cho biết, chủ yếu những gốc đào ở đây được khách thuê lại để chơi Tết. Vì nếu mua, người chơi cũng không biết cách chăm sóc, do vậy đào rất dễ chết.

Giá của mỗi gốc đào Thất thốn cho thuê trong dịp tết từ khoảng hơn chục đến vài chục triệu đồng, tùy vào từng gốc. Hiện nay, đã có nhiều khách đến vườn đào nhà ông để đặt trước cho dịp tết.

Do đào Thất thốn phát triển chậm, khó chăm sóc nên hiện nay nhà ông Hàm cho ghép cành đào Thất thốn với gốc đào thường, một phần để để tiện chăm sóc. Một phần tăng sự đa dạng, để khách hàng dễ tiếp cận hơn với loại giống quý này.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hàng nghìn người tham gia rước tôn tượng Đức Phật sơ sinh tại TP.HCM

Hàng nghìn người tham gia rước tôn tượng Đức Phật sơ sinh tại TP.HCMLENS

(PLO)- Tối 5-5, đã có hàng ngàn người dân đến tham dự, đón xem lễ rước kiệu, thỉnh tôn tượng Đức Phật sơ sinh từ Tổ Đình Ấn Quang về Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TP.HCM). Sự kiện do Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức nhằm chào mừng Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 và Phật đản Phật lịch 2569.

'Đến dân mến, ở dân thương, làm dân tin, đi dân nhớ'

'Đến dân mến, ở dân thương, làm dân tin, đi dân nhớ'LENS

(PLO)- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại đại lễ 30-4, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ diễu binh rời TP.HCM trong sự lưu luyến. Những chiếc khăn rằn, nón tay bèo và cả cái nắm tay của nhân dân TP.HCM khiến người tiễn lẫn người đi cùng vỡ òa cảm xúc.

Chiến sĩ diễu binh kỷ niệm 30-4 trong vòng tay nhân dân

Chiến sĩ diễu binh kỷ niệm 30-4 trong vòng tay nhân dânLENS

(PLO)- Hàng ngàn chiến sĩ các khối diễu binh kỷ niệm 30-4 tham gia buổi sơ duyệt cấp Nhà nước nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ người dân TP.HCM. Giữa rừng cờ rực rỡ, những tràng vỗ tay vang dội tiếp thêm động lực để các chiến sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cho ngày lễ trọng đại của đất nước. 

Khoảnh khắc đẹp của tình quân dân hướng về đại lễ 30-4

Khoảnh khắc đẹp của tình quân dân hướng về đại lễ 30-4LENS

(PLO)- Không ít người dân đã lặn lội từ các tỉnh xa về TP.HCM, thậm chí một số người xin nghỉ làm để kịp có mặt từ sớm trên đường Lê Duẩn (quận 1). Ai nấy đều rạng rỡ trong màu áo cờ đỏ sao vàng, mang theo niềm tự hào và háo hức được tận mắt chứng kiến buổi tổng hợp luyện diễu binh 30-4.