Túp lều tranh trở thành nơi giấu cán bộ cách mạng tiền khởi nghĩa những năm 40 của thế kỷ XX. Đặc biệt là bộ đồ nghề cắt tóc, hũ sành đựng gạo nuôi cán bộ như Tố Hữu, Lê Tất Đắc thời ấy vẫn còn được lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Mẹ Tơm.
Hàng năm Khu di tích lịch sử Mẹ Tơm đã trở thành điểm thu hút rất đông người dân, du khách, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá thập phương đến tham quan.
Mẹ Tơm và những người thân trong gia đình đã có công nuôi giấu nhiều cán bộ của Đảng. |
Những cán bộ như Tố Hữu, Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt trong thời kỳ hoạt động bí mật của Đảng những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ XX được Mẹ Tơm và gia đình nuôi giấu. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Nhà thơ Tố Hữu trong lần về thăm nhà Mẹ Tơm năm 1961 rồi sáng tác bài thơ cùng tên nổi tiếng được nhiều thế sau này thuộc lòng. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Năm 1961, căn nhà tranh vách đất Mẹ Tơm nuôi giấu cán bộ cách mạng đã bị bão lụt sập đổ hoàn toàn đã không còn dấu tích. Sau này con cháu của Mẹ Tơm đã dựng lại ngôi nhà khác, kiên cố hơn bằng ngôi nhà ngói ba gian khang trang, sân vườn cây xanh rộng khoảng 500 m2.
Ghi nhận đóng góp của Mẹ Tơm, Đảng, Nhà nước đã tặng Bằng Có công với nước. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử cách mạng nhà bà Nguyễn Thị Quyển (Mẹ Tơm) là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Năm 2011, Sở VHTT-DL tỉnh Thanh Hóa cùng với huyện Hậu Lộc đã khởi dựng nhà lưu niệm di tích lịch sử cách mạng của gia đình bà Nguyễn Thị Quyển (tức Mẹ Tơm). Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Nhà lưu niệm đã được xây dựng đẹp và trang nghiêm như một nhà thờ với mái lợp ngói đỏ, cột gỗ lim lên nước thời gian. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Bàn thờ Mẹ Tơm. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Phía bên phải ban thờ, trên tường là bài thơ "Mẹ Tơm" được viết tràn nửa bức tường. Ai đến có thể chụp ảnh hay đọc lại bài thơ nổi tiếng cách đây hơn nửa thế kỷ trước. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Ôi bóng người xưa đã khuất rồi
Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi
Sống trong cát, chết hòa trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời.
Ngay bên bàn thờ Mẹ Tơm, rương gỗ lưu giữ bộ đồ nghề cắt tóc của hai người con Mẹ Tơm là Vũ Văn Sồ và Vũ Đức Hậu. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Bộ bộ đồ nghề đã sử dụng (ai đã sử dụng?) để đi cắt tóc dạo lấy tiền mua gạo mua khoai nuôi dưỡng cán bộ cách mạng hơn 80 năm trước. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Ông Vũ Ngọc Rỡ (63 tuổi) là cháu nội Mẹ Tơm kể lại: "Hai người con trai của Mẹ Tơm là Vũ Văn Sồ và Vũ Đức Hậu ngày ấy đã bỏ công việc đồng áng đi làm nghề cắt tóc dạo lấy tiền nuôi các cán bộ và làm giao liên".
Lược chải tóc những năm 40 của thế kỷ trước. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Tông đơ, kéo cắt tóc, lược trải qua thời gian đã có phần hoen rỉ, song được gia đình gìn giữ, nâng niu. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Phía trước là phần mộ nơi yên nghỉ của Mẹ Tơm. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Khu di tích lịch sử vừa các thành viên trong gia đình vừa được cải trang ???, tu bổ trong khuôn viên rộng hơn 1.000m2. Ảnh: ĐẶNG TRUNG |
Trao đổi với PLO ông Vũ Văn Đỉnh Chủ tịch UBND xã Đa Lộc cho hay, ngôi nhà Mẹ Tơm được công nhận Di tích lịch sử năm 2010. Những năm gần đây, thân nhân Mẹ Tơm và chính quyền địa phương đã huy động kinh phí hoàn thiện khu Di tích Mẹ Tơm nhằm giáo dục về lịch sử cho học sinh và thu hút du khách đến tham quan.
"Chúng tôi rất vui khi khu Di tích lịch sử Mẹ Tơm được hoàn thiện để du khách và nhân dân tham quan. Đây cũng là địa chỉ đỏ về giáo dục lịch sử, cách mạng rất tốt đối với mọi người, đặc biệt là các thế hệ học sinh, con em sau này"- ông Đỉnh thông tin.