Vì sao cần đưa người bạo hành đi chăm sóc người neo đơn?

Theo sở này, nếu phạt chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề tài chính mà nạn nhân lại là người gánh chịu, như vậy sẽ không đạt được mục đích của biện pháp chế tài hành chính bằng tiền.

Lý giải về bạo lực gia đình, chuyên gia văn hóa cho rằng đó là tồn dư của thói gia trưởng từng tồn tại trong truyền thống. Dưới phân tích của nhà xã hội học, là hiện tượng xung đột vai trò. Nhà tâm lý thì lý giải nguyên nhân từ việc nhàm chán cảm xúc yêu, mâu thuẫn tính cách trong quá trình chung sống. Hay với chuyên gia kinh tế, bất bình đẳng trong thu nhập đóng vai trò khá lớn… Những lý giải đó đều thuyết phục, chính xác và tựu trung xoay quanh hai chữ “tôn trọng”.

Đề cao và thấm thía cách hành xử tôn trọng nhau có lẽ sẽ giải quyết triệt để vấn đề. Đó chính là chìa khóa mở toang cánh cửa hạnh phúc và nhốt chặt mầm mống bạo lực vĩnh viễn trong lồng sắt có tên “thiếu tình người, thiếu văn minh”.

Quay trở lại câu chuyện về đề xuất của Sở VH-TT Đà Nẵng. Theo tôi, đây là một phương án hay và sẽ hay hơn nữa nếu việc lao động công ích hướng tới sự nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình. Ví dụ như buộc người vi phạm tới những nơi chăm sóc người neo đơn, những trung tâm nuôi dưỡng các trẻ phải rời gia đình đi lang thang do cha mẹ bất hòa, gia đình ly tán…

Tới làm việc, chứng kiến, quan sát những số phận thiệt thòi tại những nơi đó, dù chỉ một, hai ngày nhưng tin rằng sẽ khiến những người từng gây nên hành vi bạo lực gia đình sẽ thẩm thấu hơn những giá trị của tổ ấm. Bởi sẽ thấy trân quý những gì đang có là vợ (hoặc chồng), con cái, người thân…

Từ những nhận thức ấy, sự “tôn trọng nhau” sẽ định hình, nảy mầm và bám chắc trong mỗi suy nghĩ và hành xử. Tới khi đó, không còn cần một chế tài nào nữa vì bạo lực gia đình sẽ bị xóa sổ.

“Đừng đãi bôi nhau một cách hình thức trong những dịp sinh nhật, 8-3, 1-6, 20-10… để rồi khi những thời điểm mang tính khoảnh khắc ấy đi qua, quà đã mở và hoa đưa vào thùng rác thì mọi chuyện lại quay về ngột ngạt như cũ. Hãy để tình yêu luôn nở hoa hằng ngày, hằng giờ trong mỗi tổ ấm” - một người đáng kính của tôi từng nói vậy.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm