Vì sao lãi suất giảm nhưng tiền gửi tiết kiệm vẫn gia tăng?

(PLO)- Nền kinh tế hấp thụ vốn yếu, kinh doanh không hấp dẫn khiến người dân vẫn gửi tiền tiết kiệm kiếm lãi.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo công bố mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 4-2023, tổng tiền gửi người dân gửi vào hệ thống ngân hàng đạt 6,33 triệu tỉ đồng. Đây là mức tiền gửi cao nhất từ trước đến nay trong bối cảnh lãi suất liên tục hạ nhiệt.

Theo các chuyên gia, thông thường khách hàng sẽ gửi tiền khi lãi suất tiết kiệm tăng cao. Nhưng lúc này, lãi suất tiết kiệm giảm do Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất điều hành và huy động nhưng tổng tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng do nhiều nhân tố.

Đầu tiên, những khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn hơn 12 tháng để hưởng lãi suất trên 10% trước đó chưa đến kỳ đáo hạn. Nhưng yếu tố chính khiến tiền bị hút vào tiết kiệm vì các kênh đầu tư khác không còn hấp dẫn.

Chẳng hạn, bất động sản vẫn còn trong tình trạng đóng băng, thanh khoản kém. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp mất niềm tin. Chứng khoán dù đang hấp dẫn nhưng không dễ dàng kiếm tiền như trước. Các ngành sản xuất kinh doanh mất động lực tăng trưởng do xuất khẩu yếu, cầu tiêu dùng suy giảm và người dân tiết kiệm chi tiêu.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho biết, nhu cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp vì chi phí đầu vào cao, thị trường đầu ra và đơn hàng của doanh nghiệp suy giảm. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm trong khi Việt Nam có độ mở kinh tế lớn đã tác động đến nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm