Trong công cuộc tái thiết phiên bản Thai- League 2.0 ngoài việc phải kể công rất lớn của Tổng thư ký LĐBĐ Thái Lan (FAT), ông Art Kosingkha thì cái chính là nhiều CLB đi theo đúng hướng con đường chuyên nghiệp. Ngoài việc đào tạo trẻ, con người quản lý, các sân bóng đều được trang hoàng rất đẹp, mặt cỏ đẹp, khán đài đẹp và vừa tầm. Sân bóng của CLB hầu hết có số người tối đa chỉ 12.000 khán giả, không khí bóng đá rất cuồng nhiệt và lực lượng cổ động viên được tổ chức cổ vũ chu đáo… và điều quan trọng nữa là nạn bán độ hầu như không xảy ra với Thai- League, tinh thần cầu thủ ra sân thi đấu thể hiện tính chuyên nghiệp rất cao.
Thai- League cổ vũ rất chuyên nghiệp.
Những năm 2000, đến 2003, những danh thủ Thái Lan như Thonglao, Sakda sang Việt Nam đá họ cho biết, thu nhập một cầu thủ Thái Lan trung bình chỉ 15 triệu đồng, nếu cầu thủ đó đang có biên chế của đội tuyển quốc gia thì được tăng thêm năm triệu đồng. Cùng thời điểm đó, những cầu thủ Việt Nam đá V- League có lương lẫn thu nhập hàng tháng trung bình, 40 đến 60 triệu đồng. Ngoài ra, không ít những trường hợp có những cầu thủ Việt Nam thu nhập lên đến gần trăm triệu. Những năm đó, các danh thủ hàng đầu Thái Lan như Kiatisak, Nirut, Pipat, Sakda, Thonglao, Chaiman, Ekaphan, Sarayouth, Surachai… kiếm đường sang Việt Nam đầu quân là để có thu nhập đột biến so với chừng vài chục triệu ở Bangkok. Những cầu thủ Thái khi ấy sang Việt Nam có mức lương hàng tháng không dưới 5.000USD chưa kể các khoảng thưởng, tính ra gần cả 100 triệu đồng.
..Nhưng ngày nay mọi chuyện đã khác, Thai- League đi lên đẩy thu nhập của cầu thủ lên cực cao là nhờ liên tục đổi mới trong quản lý và học hỏi để phát triển. Không dễ gì tập đoàn Toyota nhảy vào tài trợ Thai- League. Sau nhiều mùa theo dõi và nghiên cứu, một giải đấu có tiêu cực hay không, các đội có nhường điểm hay không. Thái độ của cầu thủ chơi bóng trên sân ra sao và lượng khán giả đến sân… họ đã quyết định nhảy vào Thai- League tài trợ ba năm với số tiền khủng khiếp. Tiêu chí để đến tài trợ giải của tập đoàn Toyota là rất khắc khe.
Trên sân cầu thủ thể hiện cái đẹp của bóng đá, hạn chế nạn bạo lực xảy ra làm ảnh hưởng đến hình ảnh của giải.
Bán vật lưu niệm CLB ngoài sân.
Chấn lượng các trận đấu trên sân luôn được nâng cao và khán giả đến sân cổ vũ đông đúc và được tổ chức bài bản nên các nhà tài trợ càng ngày càng nhảy vào tài trợ CLB rất nhiều.
Thai- League thu hút rất đa dạng nguồn tài trợ từ các hãng sản xuất xe hơi, ngân hàng, các hãng sản xuất thức uống, các tập đoàn truyền thông, bất động sản, mua sắm, truyền hình… đều thi nhau nhảy vào tài trợ bóng đá. Thu nhập của cầu thủ tăng cao cũng đòi hỏi sự cạnh tranh khốc liệt và đó chính là động lực để Thai- League không ngừng vươn lên tầm cao. Các CLB muốn cạnh tranh để tồn lại thì không còn con đường nào khác là cũng phải tự nâng cấp mình, nâng cấp sân bãi, thành tích thi đấu và công tác đào tạo trẻ thật tốt để giảm chi tiêu ngân sách ngược lại có nguồn cầu thủ dồi dào để tạo thế hệ nối gót.
Trong khi đó V- League xuất phát trước Thai- League và từng bỏ xa về thu nhập của Thai- League nhưng giờ đây, V- League không khác nào một giải đấu nghiệp dư còn Thai- League thì vươn lên tốp 10 giải đấu hấp dẫn nhất châu Á.
Cứ chờ mà không tự thân thì chết V- League càng ngày càng xuống cấp và quy chế càng lỏng lẽo ở những mùa giải gần đây thể hiện qua các đội bỏ cuộc. Nhiều sân bóng có mặt sân rất xấu, công tác tổ chức trận đấu còn rất hời hợt. Hình ảnh cầu thủ thi đấu trên sân nhiều khi rất xấu xí, chửi mắng trọng tài, bạo lực, lao vào ăn thua đủ với nhau… Những hình xấu như thế tồn tại và không có chiều hướng giảm thì thật khó có ai nhảy vào tài trợ. |