Nơi duy nhất ở Hội An còn làm đầu lân phục vụ Trung thu

Nơi duy nhất ở Hội An còn làm đầu lân phục vụ Trung thu

(PLO)- Trên địa bàn TP Hội An (Quảng Nam) hiện chỉ còn duy nhất cơ sở của ông Nguyễn Hưng (51 tuổi, thôn Trảng Suối, xã Cẩm Hà) sản xuất đầu Lân, Thiên Cẩu phục vụ lễ hội Trung thu.

Từ lâu, văn hoá múa Lân Sư Rồng chào mừng những sự kiện trọng đại cũng như lễ hội Trung thu (Rằm tháng 8 Âm lịch) đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam.

Tại Hội An, nơi giao thoa các nền văn hoá nên cũng làm cho nghệ thuật múa Lân Sư Rồng có nhiều biến tấu.

Ở đây, người dân lại ưa chuộng Thiên Cẩu hơn là đầu Lân. Mặc dù Thiên Cẩu và đầu Lân không khác nhau nhiều. Nếu như múa Lân chỉ cần có hai người, thì múa Thiên Cẩu phải cần đến bốn người.

trung thu khung giay.jpg
Đầu Lân hay Thiên Cẩu đều được “nghệ nhân” chế tác bằng thủ công, trải qua nhiều công đoạn dày công sức. Ảnh: MINH TRƯỜNG
trung-thu-ca-gia-dinh-2879-7396.jpg
Tại cơ sở sản xuất đầu Lân, Thiên Cẩu duy nhất của TP Hội An, những ngày này trong nhà luôn đông người cùng “ngổn ngang” tre nứa, giấy dán, keo dính...Ảnh: MINH TRƯỜNG.
trung thu nghe nhan lam.jpg
Nói về nghề sản xuất Đầu Lân, Thiên Cẩu đang làm, anh Nguyễn Hưng (51 tuổi, xã Cẩm Hà) chủ cơ sở cho biết, anh và gia đình đã làm nghề này hơn 30 năm. Lúc nhỏ chỉ vì thích chơi Thiên Cẩu mà anh đã tự mày mò, học hỏi các tiền bối đi trước để làm ra đầu Thiên Cẩu, đầu Lân. Sau này cả gia đình đều mê Thiên Cẩu, đầu Lân nên cùng nhau tạo nên thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước. Ảnh: MINH TRƯỜNG
trung-thu-ve-chi-tiet-6855-7153.jpg
Để làm được một sản phẩm hoàn thiện, giao đến tay khách hàng, “nghệ nhân” phải khéo léo làm qua nhiều công đoạn. Ảnh: MINH TRƯỜNG
trung thu tre.jpg
Đầu tiên là hình thành ý tưởng rồi triển khai ra bằng cách đan các thanh tre, nứa tạo hình thù đầu Lân nhất định. Tiếp đến, sẽ dùng các loại giấy đặc biệt đắp lên khung một lớp “da đầu” tạo tiền đề cho công đoạn trang trí, vẽ. Ảnh: MINH TRƯỜNG
trung thu ban tay nghe nhan.jpg
Nghệ nhân khéo léo uốn thanh tre và cố định lại bằng băng keo. Ảnh: MINH TRƯỜNG
trung thu dan keo.jpg
Vì đầu Lân, Thiên Cẩu có hình thù phức tạp và kích thước lớn nên cần “nghệ nhân” phải tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ nhất từ lúc vẽ cho đến khi đính râu, bờm. Ảnh: MINH TRƯỜNG
trung thu phoi nang.jpg
Đầu Lân, Thiên Cẩu được phơi nắng sau khi vẽ màu tạo điểm nhấn. Ảnh: MINH TRƯỜNG
trung thu a minh hoang.jpg
Anh Mai Xuân Hoàng (32 tuổi) con rể của chủ cơ sở cho biết, anh đã về đây 10 năm làm cùng ba mẹ vợ nghề sản xuất đồ múa Lân Sư Rồng. Sắp tới anh chị em trong gia đình sẽ mở thêm chi nhánh sản xuất để xây dựng thương hiệu của ba mẹ. “Vừa giữ gìn văn hoá, vừa tạo công ăn việc làm cho bà con”, anh Hoàng nói. Ảnh: MINH TRƯỜNG
trung thu dau lan.jpg
Một sản phẩm đã được nghệ nhân hoàn thành chờ đến ngày bàn giao cho khách hàng. Giá của mỗi sản phẩm thấp nhất là 3 triệu đồng và cao nhất lên tới 10 triệu đồng.
 Ảnh: MINH TRƯỜNG
trung-thu-linh-vat-3030-1876.jpg
Được biết, ngoài việc làm bán ra thị trường thì cơ sở nhà anh Hưng còn được chính quyền địa phương đặt hàng những con linh thú bằng vải hay đầu Lân siêu to để phục vụ các hoạt động văn hoá, trang trí cho TP Hội An. Ảnh: MINH TRƯỜNG
trung thu dau lan sieu to.jpg
Đầu Lân siêu to phải vài người khiêng do cơ sở nhà anh Hưng sản xuất. Cứ đến mùa Trung thu cơ sở này lại nhộn nhịp đơn hàng từ khắp nơi gửi về đặt làm.
 Ảnh: MINH TRƯỜNG

Đọc thêm