* Vào lúc 12 giờ 50, sau lễ đón chính thức, buổi hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cũng như buổi tiếp xúc với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Tổng thống Hoa Kỳ Obama sẽ có mặt tại buổi họp báo chung với Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Mặc dù 12 giờ 50 mới bắt đầu nhưng các PV phải có mặt tại khu vực họp báo lúc 10 giờ 50 để làm các thủ tục. Công tác an ninh được kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt với hệ thống máy soi hiện đại được nhập khẩu từ Mỹ.
Cuộc họp báo sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế nằm trên đường Lê Hồng Phong, không xa nơi diễn ra các hoạt động trước đó.
Ngay sau khi kết thúc hội đàm, Tổng thống Obama và đoàn quan chức cấp cao của Mỹ đã gặp gỡ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Nhà sàn Bác Hồ. Nguồn: Zing.vn
Sau khi thả thức ăn cho cá tại ao cá trước nhà sàn, ông Obama và các thành viên trong đoàn đã quay lại Phủ Chủ tịch để chuẩn bị cho buổi họp báo. Nguồn: Zing.vn
Tổng thống Mỹ Obama hội đàm song phương với Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: HOÀNG HÀ (Zing.vn)
Nội dung buổi họp báo
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Chào mừng Tổng thống Obama cùng đoàn đại biểu cấp cao Mỹ sang thăm chính thức Việt Nam. Hội đàm bổ ích về vấn đề hai bên quan tâm.
Nhất trí đánh giá quan hệ hai nước đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Thực hiện nguyên tắc toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ của nhau. Chuyến thăm này Việt Nam và Hoa Kỳ ra tuyên bố chung, nhất trí tăng cường quan hệ đối tác toàn diện, thực chất, sâu sắc, toàn diện hiệu quả hơn. Ưu tiên cao hơn giải quyết hậu quả chiến tranh; Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn cấm bán vũ khí sát thương...
Nhất trí tăng cường phối hợp tại các diễn đàn trong và ngoài khu vực. Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ… Khẳng định tiếp tục giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững nguồn nước sông Me Kong.
Tổng thống Mỹ Obama đã cảm ơn về sự đón tiếp nồng hậu và phát biểu với nội dung: Hai nước đã trải qua quá trình hòa giải lâu dài, giờ đây đã đạt được mối quan hệ, tầm cao mới; thúc đấy mối quan hệ gần gũi và sâu sắc hơn. Ông mang tới Việt Nam lời chào hữu nghị hợp tác của người dân Hoa Kỳ.
Ông Obama: Trân trọng giá trị chung của hai nước, Hoa Kỳ tiếp tục đóng vai trò quan trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tin tưởng người dân trong khu vực được sống trong hòa bình.
“Từ khi nhận chức tôi đã thúc đẩy xuất khẩu hoa kỳ tới Việt Nam tăng 150%. Rất nhiều công ty đầu tư vào Việt Nam, nhiều học sinh Việt Nam du học ở Hoa Kỳ, Việt Nam rất quan tâm tới việc cử sinh viên tới học tập tại Hoa Kỳ, quan hệ giữa hai nước rất phát triển. Năm ngoái Việt Nam đã đón hàng trăm ngàn du khách của Hoa Kỳ. Chúng tôi mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực quân sự. Thúc đẩy hơn nữa hiệp định TPP làm cho các nước xích lại gần nhau, cũng như ứng phó thách thức. Hai nước nhất trí nâng cấp mối quan hệ giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mong muốn thúc đẩy trong khoa học công nghệ.
Chúng tôi tin tưởng TPP thúc đẩy kinh tế Việt Nam, giúp Việt Nam hội nhập hơn nữa. Chúng tôi mong muốn hợp tác với Việt Nam trong TPP. Về an ninh, Hoa Kỳ tiếp tục cùng Việt Nam giải quyết hậu quả chiến tranh, cảm ơn Việt Nam trong việc hợp tác tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh. Chúng tôi mong muốn giúp Việt Nam về rà phá bom mìn, tẩy độc dioxin. Thúc đẩy hợp tác quốc phòng, như cung cấp tàu cho cảnh sát biển. Dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tin tưởng rằng Hoa Kỳ bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Mong muốn hợp tác với Việt Nam để xóa bỏ tàn dư của chiến tranh. Mong muốn hợp tác vì an ninh hòa bình trong khu vực. Biển Đông là nơi các nước trong khu vực về hợp tác quốc tế, an ninh an toàn hàng không. Hoa Kỳ tiếp tục cử máy bay, tàu tới các khu vực luật pháp quốc tế cho phép.
Mong muốn hợp tác cho người dân ĐBSCL, hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự. Một lần nữa cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu mà Chủ tịch nước cũng như người dân đã đem lại. Cùng hợp tác với nhau, chúng ta sẽ đạt an ninh cũng như thịnh vượng cho người dân cũng như khu vực.
Thông tấn xã: Chủ tịch nước đánh giá về bước tiến mối quan hệ?
Chủ tịch nước: Sau 20 năm quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ có bước tiến quan trọng nhiều lĩnh vực. Từ cựu thù trở thành đối tác toàn diện. Hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển trên cả bình diện song phương và đa phương. Có nhiều vấn đề liên quan đến khu vực và toàn cầu. Chia sẻ ngày càng nhiều lợi ích và quan tâm chung. Về kinh tế, kim ngạch thương mại hai nước tăng 130 lần. Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn thứ bảy và hy vọng sẽ là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, quan hệ kinh tế song phương hai nước còn có nhiều tiềm năng phát triển. Về giáo dục đào tạo có nhiểu kết quả quan trọng. Số lưu học sinh tăng 56 lần. Quan hệ quốc phòng, an ninh đang trên đà phát triển, phù hợp nhu cầu hai nước. Hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh ngày càng được đẩy mạnh.
Bước tiến triển nêu trên bắt nguồn từ việc hai bên ngày càng chia sẻ lợi ích chung, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau. Chuyến thăm này của ngài tổng thống sẽ thúc đẩy mối quan hệ lên một tầm cao mới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Trả lời thông tấn nước ngoài về việc bãi bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương, Tổng thống Mỹ trả lời: "Chúng tôi thấy quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng sâu sắc, mở rộng hơn. Chúng tôi ấn tượng các công việc chúng ta đã làm với nhau trong nhiều lĩnh vực. Đến lúc chúng ta không nên duy trì lệnh cấm nào nữa. Chúng tôi rất cân nhắc khi đưa đến quyết định này. Dỡ bỏ lệnh cấm này tạo thuận lợi cho Việt Nam mua vũ khí từ Hoa Kỳ và đồng minh. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động giữa các nước.
Hoa Kỳ cử nhiều tàu quân sự tới Việt Nam. Đôi khi chúng ta ứng phó với thiên tai thì tàu Hải quân Hoa Kỳ thăm Việt Nam, mong muốn hợp tác với Việt Nam nhưng sẽ tôn trọng chủ quyền. Có mối quan tâm chung về vấn đề an ninh hàng hải. Chúng tôi nghĩ rằng các nước phải tôn trọng tự do hàng hải và luật pháp quốc tế. Về vấn đề biển Đông, Hoa Kỳ không ủng hộ một bên nào nhưng các tranh chấp cần được giải quyết bằng luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cử máy bay, tàu biển đến các nơi theo luật pháp quốc tế. Mong muốn các nước giải quyết hòa bình. Quyết định của tôi trong việc bỏ lệnh cầm vũ khí sát thương nhằm thay đổi bản chất mối quan hệ, bình thường hóa mối quan hệ. Dĩ nhiên chúng tôi còn nhiều mối quan tâm nhưng những vấn đề này không liên quan đến việc chúng tôi gỡ bỏ lệnh cấm trên".
Hãng thông tấn nước ngoài: Tổng thống có cho rằng hiệp định TTP có sớm được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua, có cản trở gì không?
Tổng thống Mỹ: Chúng ta thấy chúng ta còn rất nhiều lời chỉ trích trong Quốc hội, Thượng viện đang mổ xẻ rất nhiều hiệp định này. Tôi rất tin tưởng đây là điều đúng đắn, vì nó tốt cho đất nước Mỹ, cho cả khu vực và cả thế giới. Đây là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới, một thị trường lớn cho nước Mỹ, chúng ta cũng có những thế yếu của chúng ta. Tin tưởng là Quốc hội Mỹ sẽ thông qua.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Việc đạt được thỏa thuận TPP là nỗ lực của 12 thành viên, không riêng quốc gia nào. Chúng tôi cam kết thực hiện cam kết đã đạt được trong Hiệp định xuyên Thái Bình Dương.
Buổi họp báo kết thúc lúc 13 giờ 45.
_________________________________________________________
Tại phòng họp chung này, Chủ tịch nước sẽ có cuộc hội đàm với ông Obama đến (10 giờ 50) và tiếp đó hai vị lãnh đạo sẽ chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Obama duyệt đội danh dự tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: ANH TUẤN (Zing.vn)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong lễ đón tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: ANH TUẤN (Zing.vn)
Ngay lập tức lực lượng an ninh phía Mỹ và Việt Nam tạo thành hàng rào xung quanh để Chủ tịch nước Trần Đại Quang làm lễ đón chính thức tổng thống Mỹ và đoàn công tác của Mỹ.
* Đoàn xe chở đoàn tổng thống Mỹ đã rời khách sạn. Đoàn xe hộ tống đi qua phố Nguyễn Thái Học để tiến vào quảng trường Ba Đình, Phủ Chủ tịch. Nhiều người dân đã dừng lại hai bên đường để vẫy chào đoàn xe.
Theo lịch trình làm việc dự kiến của Tổng thống Obama, ông sẽ lần lượt gặp gỡ, làm việc với các lãnh đạo cao nhất của Việt Nam gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Cụ thể, vào 10 giờ 30 đến 11 giờ 40 sáng nay, tại Phủ Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ chủ trì lễ đón chính thức ông Obama. Sau khi chụp ảnh lưu niệm cùng với Tổng thống Mỹ, Chủ tịch nước sẽ có cuộc hội đàm với ông Obama (10 giờ 50) và tiếp đó là chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước (11 giờ 40).
Tới 11 giờ 50, ông Obama sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Nhà sàn Bác Hồ.
* Đoàn xe ngoại giao đã có mặt tại Phủ Chủ tịch. Công tác triển khai, thiết lập trật tự bắt đầu. Đoàn nghi lễ cử hành và tiến vào vị trí làm việc. Được biết đây là lần tập dượt cuối để chuẩn bị lễ đón chính thức Tổng thống Mỹ Obama và đoàn công tác của Mỹ.
Trước đó, đội nghi lễ đã tiến hành tập dượt cuối cùng. Hàng trăm cơ quan báo chí trong và ngoài nước đã có mặt từ khoảng 8 giờ sáng để chứng kiến nghi lễ trọng đại này. Theo kế hoạch, vào đúng 10 giờ 30 nghi lễ đón chính thức tổng thống Mỹ sẽ diễn ra.
Lúc này, tại Phủ Chủ tịch, các lực lượng làm nhiệm vụ đã vào vị trí phân công chờ đón đoàn.
Ảnh: TIẾN TUẤN (Zing.vn)
Lúc này, tại Phủ Chủ tịch, các lực lượng làm nhiệm vụ đã vào vị trí phân công chờ đón đoàn.
Tại khu vực khách sạn JV Marriott, hàng trăm người dân tập trung trước cổng để chờ Tổng thống Obama ra ngoài.
Trong số này, nhiều người đứng chờ cả tối qua nhưng không được gặp nên sáng nay tiếp tục ra đợi.
Hiện tại lực lượng cảnh vệ Việt Nam đã có mặt để tổ chức dẫn đoàn, các mật vụ Mỹ trực tiếp điều phối các xe ra vào khách sạn. Lực lượng an ninh Việt Nam tổ chức vòng bảo vệ rất chặt chẽ, toàn bộ tuyến đường Đỗ Đức Dục đã bị cấm một chiều. Các xe ra vào đều bị kiểm tra rất gắt gao, bao gồm chó nghiệp vụ và mật vụ Mỹ trực tiếp kiểm tra.
Đa phần người dân đứng chờ đều rất hào hứng. Họ cho biết nhìn thấy Obama trên tivi rất nhiều nhưng chưa được thấy ngoài đời bao giờ.
Ông Đào Xuân Tú (Mễ Trì Hạ, Nam Từ Liêm) cho hay ông ra đợi từ hơn 8 giờ, hôm qua đọc báo thì biết hôm nay Obama sẽ đến Phủ Chủ tịch nên ra khách sạn đợi. Ông muốn nhìn thấy đoàn ngoại giao của Mỹ. Ông cũng hy vọng chuyến thăm của Tổng thống Obama sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề về biển Đông.
Tại khu vực Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng, lực lượng chức năng đang tiến hành phân luồng, hạn chế giao thông. Đây là tuyến đường dự kiến mà ông Obama và đoàn tùy tùng sẽ đi qua để tới Phủ Chủ tịch dự lễ đón chính thức của Nhà nước Việt Nam đối với tổng thống Mỹ.
Rất đông PV có mặt tại đây tác nghiệp.
Hướng cầu vượt Nguyễn Chí Thanh hiện tại đã hạn chế dần phương tiện đi lên để chuẩn bị đón đoàn của Tổng thống Obama đi qua. Cầu đi bộ cũng đã có lực lượng chức năng chốt chặt, hạn chế người đi bộ lên cầu. Đây là một trong những tuyến đường dự định đoàn sắp đi qua. Do vậy công tác an ninh nghiêm ngặt. Tuy giao thông vẫn tham gia nhưng lực lượng an ninh chốt chặt.
Tại khu vực Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng, lực lượng chức năng đang tiến hành phân luồng, hạn chế giao thông.