Viện cứ giữ hồ sơ, tòa bao giờ mới xử?

(PLO)- Cần bổ sung ngay quy định về thời hạn VKS được quyền giữ hồ sơ để thực hiện chức năng kiểm sát.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, TAND quận Gò Vấp (TP.HCM) đã có thông báo gửi luật sư của các bị đơn là các ông Lê Văn Dư, Lê Sĩ Thắng, Khâu Văn Sĩ và nguyên đơn là vợ chồng ông Phan Quý về diễn biến tố tụng vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ).

Viện lấy hồ sơ, tòa chưa thể xử

Trước đó, TAND quận Gò Vấp nhận được đơn của luật sư các bị đơn trên về việc: Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm việc áp dụng pháp luật của thẩm phán được phân công giải quyết vụ án do TAND Tối cao chuyển đến.

Vợ chồng ông Lê Văn Dư đã quá mệt mỏi vì vụ án kéo dài mà chưa biết khi nào mới xử lại. Ảnh: MINH CHUNG

Vợ chồng ông Lê Văn Dư đã quá mệt mỏi vì vụ án kéo dài mà chưa biết khi nào mới xử lại. Ảnh: MINH CHUNG

Sau khi xem xét đơn, TAND quận Gò Vấp có ý kiến cụ thể như sau: Vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ được tòa thụ lý vào ngày 31-8-2020 theo quyết định giám đốc thẩm ngày 24-7-2020 của TAND Cấp cao tại TP.HCM.

Quá trình giải quyết, VKSND Tối cao đã yêu cầu TAND quận Gò Vấp chuyển hồ sơ vụ án để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

“Ngày 10-12-2020, TAND quận Gò Vấp đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án nêu trên và cho đến nay TAND quận Gò Vấp chưa nhận được kết quả giải quyết vụ án của VKSND Tối cao nên chưa thể tiến hành thủ tục tố tụng theo quy định” - thông báo của TAND quận Gò Vấp nêu rõ.

Như vậy, không tính quá trình giải quyết vụ án trước đó, kể từ khi có quyết định giám đốc thẩm và TAND quận Gò Vấp thụ lý lại, đã hơn một năm rưỡi mà tòa vẫn chưa thể xử lại vì hồ sơ vụ án đang bị VKSND Tối cao “mượn mà chưa trả”.

Đây là vụ án mà Pháp Luật TP.HCM cũng đã nhiều lần thông tin, bởi sau khi nghe HĐXX TAND TP.HCM tuyên án phúc thẩm vào chiều 1-7-2020, vợ bị đơn Dư đã chạy ra hành lang của tòa, định nhảy lầu tự tử nhưng được lực lượng bảo vệ kịp thời ngăn cản.

Bất cập lớn cần được khắc phục ngay

ThS Huỳnh Quang Thuận, giảng viên Khoa luật dân sự Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết: Theo điểm a khoản 3 Điều 4 Luật Tổ chức VKSND năm 2014, khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, VKSND có quyền yêu cầu tòa án: “… cung cấp hồ sơ, tài liệu để VKSND kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định trong hoạt động tư pháp”.

Với quy định trên, việc lấy hồ sơ của VKSND Tối cao trong vụ án này là có cơ sở pháp lý và đúng thẩm quyền nếu việc này nhằm thực hiện chức năng kiểm sát của VKSND.

Tuy nhiên, theo ThS Quang Thuận, hiện BLTTDS năm 2015 và các văn bản liên quan không quy định về thời hạn VKS được quyền giữ hồ sơ để thực hiện chức năng kiểm sát.

Đồng tình, TS Nguyễn Văn Tiến, Phó Trưởng Khoa luật dân sự Trường ĐH Luật TP.HCM, thẳng thắn thừa nhận đây là một bất cập lớn.

TS Tiến nói: “Trong vụ án này, nếu đương sự có khiếu nại và làm văn bản hỏi tòaBao giVKS trhsơ để tòa xli?” thì tòa cũng không thnào trli được. Điu này rõ ràng là ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự”.

Lý do là bởi pháp luật hiện hành chưa có quy định về thời hạn trả hồ sơ của VKS. Tương tự, trường hợp TAND Tối cao lấy hồ sơ của cấp dưới lên để xem xét, giải quyết mà “không chịu” trả lại thì hiện nay luật cũng không quy định thời hạn là bao lâu.

“Không những làm chậm quá trình giải quyết các vụ án, vi phạm các quy định của BLTTDS mà việc mượn hồ sơ này còn dẫn đến nguy cơ làm thất lạc hồ sơ, mất chứng cứ… và thực tế đã từng xảy ra” - TS Tiến chia sẻ.

Để khắc phục bất cập đã nêu, cả hai chuyên gia cùng chung quan điểm cho rằng: Cần có văn bản giữa VKSND Tối cao, TAND Tối cao thống nhất về vấn đề này.

Trong đó, cần quy định rõ: Tòa, viện được lấy hồ sơ trong trường hợp nào? Mục đích là gì? Thời hạn phải trả lại cho cấp có thẩm quyền để kiểm sát, xét xử là bao lâu.

Tòa có quyền yêu cầu viện trả lời

Việc không có quy định về thời hạn nghiên cứu hồ sơ của VKS khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay là một bất cập cần được khắc phục.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc tòa án không có quyền có văn bản yêu cầu VKSND trả lời cụ thể về thời gian sẽ trả.

Do đó, tòa án cần xem xét để có ý kiến và phối hợp hoạt động với VKS một cách hiệu quả nhất, đặc biệt là trong trường hợp đương sự có khiếu nại về thủ tục tố tụng tại tòa án.

ThS HUỲNH QUANG THUẬN, giảng viên Khoa luật dân sự TrườngĐH Lut TP.HCM

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm