Theo Quỹ Tiền Tệ Thế giới (IMF), Việt Nam chỉ xếp thứ 55 về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì vị trí 20 về mua bán, sáp nhập là đáng chú ý.
Xét về quốc gia các công ty mục tiêu, 219 thương vụ đã được công bố gần đây có sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó năm ngoái, Việt Nam xếpthứ 24trong vị trí toàn cầu với 339 thương vụ. Nhìn chung,cómột số lượng lớncácthương vụ được thực hiện so với năm ngoái - một con số tăng lên gấp đôi đến 400 giao dịch.
Xét đến giá trị, Việt nam xếp thứ 41 với hơn 2 tỷ USD. Và nếu xu hướng này tiếp tục, con số này có thể lên tới 3,8 tỷ USD. Năm trước, Việt Nam chỉ đạt hạng 55 về giá trị với 2,8 tỷ USD.
Các thương vụ mua lại giữa doanh nghiệp Việt và nước ngoài vẫn còn ở mức tương đối thấp và chỉ 10 thương vụ mỗi năm. Ví dụ, Vinamilk tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Miraka, một nhà sản xuất sữa khô có trụ sở tại New Zealand. Thực trạng này cũng khó được cải thiện mặc dù sự thật là các công ty Việt Nam cũng có tương đồng về tài chính và quản lý với các công ty khác trên thế giới để mở rộng kinh doanh trên toàn cầu.
Đặc biệt trong khu vực, tại những quốc gia như Lào, Cam-pu-chia, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng hơn nhiều. Ví dụ, năm ngoái Tập đoàn Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Việt Nam có xu hướng giành nhiều sự quan tâm tới công ty bên Lào, khi nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty bảo hiểm Lane Xang Assurance Public(LAP) từ 40% đến 50%.
Nhưng cũng ngoài khu vực châuÁ, nhiều cơ hội có thể xuất hiện như việc tập đoàn FPT mua lại RWE IT hoạt động tại Slovakia SRO là một minh chứng.