PV đã gặp ông Trần Văn Tuấn ở xã Đại Lào (huyện Bảo Lộc, Lâm Đồng), người nhận đã từng bán ba vật linh cho ông Hà. Ông Tuấn cho biết ông Võ Ngọc Hà là khách quen của ông nhiều năm nay và ông đã bán rất nhiều vật linh là rùa, rồng và phụng cho ông Hà.
Bất ngờ khi nghe giá gốc chỉ... 20 triệu đồng Bà Huệ cũng chia sẻ: trong buổi họp báo, có người đại diện cho một trong những bộ sản phẩm được mang ra đấu giá trong đêm hội Hoa hậu Trái đất và doanh nhân hướng về đồng bào miền Trung đã gặp bà “ngã giá” rằng nếu bán được sản phẩm với giá cao sẽ “chi 30% hoa hồng” để làm từ thiện. Tuy nhiên bà đã nói rõ mục đích làm từ thiện phải rõ ràng, không thể nhân buổi lễ với danh nghĩa từ thiện rồi làm việc kinh doanh.Ông Đinh Gia Diên, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đá quý Gia Gia - đơn vị tài trợ và tổ chức buổi lễ, luôn khẳng định việc định giá sản phẩm, đưa ra giá khởi điểm để đấu giá như thế nào là hoàn toàn do chủ sở hữu các vật đấu giá chứ ông không có liên quan. “Mục đích của tôi là tổ chức đêm hội có sự tham gia của các hoa hậu, doanh nhân là thu hút sự chú ý và hi vọng thu được càng nhiều tiền giúp đồng bào miền Trung càng tốt” - ông Diên nói. Ông Nguyễn Trung Thành cũng bày tỏ sự bất ngờ khi nghe thông tin bộ tứ linh được mua với giá gần 20 triệu đồng. Ông Thành cho biết ông biết ông Võ Ngọc Hà - chủ nhân của bộ tứ linh - thông qua bạn bè trong triển lãm sinh vật cảnh tại Hà Nội. Sau triển lãm, ông Hà có gửi tại khu đất của ông Trung gần sân vận động Mỹ Đình và giới thiệu bộ sản phẩm trị giá “triệu đô”. Ông Thành không phải là người hiểu biết về sinh vật cảnh nên tin lời ông Hà - nghĩ tới việc làm thương hiệu cho bộ sản phẩm này để tham gia một phiên đấu giá nào đó lấy tiếng tăm. Việc định giá bao nhiêu thì sẽ có người mua lo, ông Thành không quan tâm và hai bên đã làm hợp đồng thỏa thuận. Biết thông tin về đêm Hoa hậu Trái đất và doanh nhân hướng về miền Trung sắp được tổ chức, ông Thành đã liên hệ với ông Diên để thống nhất ý tưởng, kế hoạch thực hiện.Về việc đưa ra giá khởi điểm của bộ tứ linh là 40 tỉ đồng, ông Thành khẳng định giá khởi điểm trong phiên đấu giá không bắt buộc phải là giá gốc của sản phẩm. Vì được quảng cáo có tới 500 doanh nghiệp hàng đầu trong nước và nhiều doanh nhân quốc tế tham dự nên đã “đẩy” giá gốc lên với mục đích là giúp đỡ được càng nhiều cho đồng bào miền Trung càng tốt. “Nếu thu được trên 40 tỉ đồng, chúng tôi sẽ trích số chênh lệch 20 tỉ đồng để đóng góp vào quỹ chất độc da cam, quỹ ủng hộ bệnh nhân bị bệnh tim... chứ không lấy về quá số tiền đã chi phí” - ông Thành khẳng định. Chiều 3-12, trao đổi với PV, ông Phạm Văn Đạt - giám đốc Công ty gốm sứ Bảo Long (Bát Tràng, Hà Nội) - người thắng đấu giá bộ tứ linh hội tụ đêm 11-11 với số tiền 47,9 tỉ đồng - khẳng định tại thời điểm đấu giá, ông hoàn toàn không hề biết giá trị thật của bộ tứ linh này. Ông Đạt cho biết ông quen với ông Võ Ngọc Hà trong dịp triển lãm sinh vật cảnh nhân 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tổ chức hồi tháng 10-2010. Quan hệ cũng chỉ dừng ở chỗ quen biết chứ không chơi thân.Về việc một số thông tin cho rằng trước buổi đấu giá từ thiện, ông Đạt và ông Hà có trao đổi với nhau về việc tổ chức dàn cảnh mua bộ tứ linh, ông Đạt khẳng định không có chuyện đó. Ông Đạt cũng cho rằng đối với những thông tin lùm xùm trên báo chí thời gian qua về chuyện đấu giá bộ tứ linh, ông cho biết do đang chuẩn bị đi công tác nên chưa có hướng giải quyết vấn đề này.Về các tờ giấy chứng nhận bộ tứ linh, ông Nguyễn Văn Mỹ - giám đốc Trung tâm đá cảnh, gỗ lũa, tranh tượng dân gian VN (đơn vị trực thuộc Hội Sinh vật cảnh TP Hà Nội) - thừa nhận sau triển lãm sinh vật cảnh, trung tâm có trao cho ông Võ Ngọc Hà một giấy chứng nhận tác phẩm xuất sắc. Giấy chứng nhận này được trao cho hơn 100 tác phẩm khác (mỗi địa phương tham dự được trao ba giấy chứng nhận xuất sắc cho ba tác phẩm). Ông Mỹ cho biết tiêu chí đánh giá tác phẩm xuất sắc dựa trên tạo hình và chất lượng của gỗ lũa. |