Theo dòng thời sự

Bến Bạch Đằng và câu chuyện 'khảo sát lòng dân'

Nhưng đó là một điểm sáng về phương pháp xây dựng các chính sách, dự án liên quan không gian sống và lợi ích của người dân.

Hơn 800 người dân, trong đó có giới chuyên gia đã trải lòng trong cuộc khảo sát của nhóm nghiên cứu Khoa văn hóa học thuộc ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM về hiện trạng cảnh quan Công viên Bạch Đằng sau khi chỉnh trang từ đầu năm. Trong số này, không khó nhận thấy những cái tên rất quen thuộc với công chúng, rất tâm huyết với quy hoạch TP.HCM nói chung và những nơi đậm dấu ấn về văn hóa, lịch sử như bến Bạch Đằng nói riêng.

Nói “khảo sát” nghe có vẻ hàn lâm nhưng thực chất là lắng nghe dân tâm tình. Từ chị bán hàng rong, anh nhân viên phục vụ buýt sông, nhóm thợ công nhân xây dựng, đến người dân xung quanh, khách vãng lai hay các chuyên gia ngày nào cũng tìm tin tức về bến Bạch Đằng để đọc.

Dù là những quan điểm đơn thuần chủ quan theo kiểu “hợp nhãn” hoặc “cảm thấy tiện nghi” hay các phân tích thấu tình đạt lý về kiến trúc, quy hoạch, giá trị văn hóa - lịch sử… thì tất thảy đều đáng quý. Bởi lẽ chính quyền TP tôn tạo, chỉnh trang khu bến Bạch Đằng đều nhằm phục vụ lợi ích của người dân, lấy đời sống tinh thần người dân làm trung tâm: (i) tạo ra một không gian văn hóa - đô thị sinh động, tiện nghi phục vụ đời sống tinh thần cho người dân TP; (ii) tạo ra một điểm nhấn cho TP để bất kể ai “đến đây thì muốn ở, ở lâu thì thấy thương, rời xa thì thấy nhớ”; và (iii) tạo ra một không gian lịch sử mà “người nay nhớ người xưa” và “người mai này sẽ nhớ người hôm nay”.

Vì lẽ đó, khảo sát các tầng lớp người dân là một biện pháp đo lường lòng dân hợp lý, để mỗi người ở Sài Gòn đều thấy mình là một phần của mảnh đất nghĩa tình, hào sảng này. Khi người dân được tâm tình, “thích thì khen còn không thích thì được chê, được góp ý” sẽ tạo ra sự đồng thuận, hợp tác từ phía họ, tạo động lực để TP đẩy nhanh tiến độ chỉnh trang đô thị với những sáng kiến dân sinh, thiết thực.

Cần nhấn mạnh rằng chỉnh trang bến Bạch Đằng bước đầu đạt được những thành công như kết quả của cuộc khảo sát vừa qua đã chứng minh. Thế nhưng, hoàn thiện quy hoạch cả khu vực bến Bạch Đằng trong tổng thể khu trung tâm TP và kết nối với Thủ Thiêm vẫn chỉ mới bắt đầu. Xa hơn nữa là thay đổi diện mạo cả hai bên bờ sông Sài Gòn. Tất cả đều cần đến lòng dân, sự đóng góp cả về tinh thần, ý tưởng, sức lao động lẫn vật chất từ phía người dân, doanh nghiệp… Đặt trong bối cảnh đó, lắng nghe dân tâm tình càng trở thành nhiệm vụ quan trọng.

Bến Bạch Đằng, với Công trường Mê Linh, tượng Đức thánh Trần, bến thủy… dưới sự góp sức của người dân đã và đang dần được định hình nên một khung cảnh “trên bến dưới thuyền”. Khung cảnh ấy không chỉ đậm chất hồi ức cá nhân của nhiều thế hệ người dân nơi này, mà còn ghi dấu về văn hóa, lịch sử, tạo nên nét riêng của cư dân đô thị Sài Thành xưa, nay và mai sau.


Áo dài 0 đồng trao tay
Áo dài 0 đồng trao tay
(PLO)- Mong muốn lan tỏa giá trị của tà áo dài truyền thống đến với cộng đồng, tạo cầu nối cho những ai có nhu cầu thực sự, cửa hàng “Áo dài 0 đồng” của chị Đoàn Thị Trúc Linh và chị Đoàn Thị Nguyệt đã ra đời.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm