Gần trưa, điện thoại di động của tôi reo liên tục và nhận tin nhắn ào ạt. Tất cả chỉ một nội dung: Thầy chúng tôi, GS-NGND, nhà văn Lê Trí Viễn vừa trút hơi thở cuối cùng. Mới đây mấy ngày, PGS-TS Trần Hữu Tá, tôi và nhà giáo Nguyễn Thanh Văn đến thăm thầy, mừng thầy vẫn còn khang kiện, vẫn còn trò chuyện vui vẻ dẫu khi nhớ khi quên. Tết này, con trai thầy vừa xây xong căn nhà khang trang và dành cho thầy chỗ nghỉ, chỗ tiếp khách tốt nhất. Chúng tôi đều mừng cho thầy và tin thầy sẽ còn mạnh khỏe vài ba năm nữa là ít, vậy mà... Thầy ơi!
Tấm gương tự học
cùng nhà văn - nhà báo Vu Gia, Xuân Nhâm Thìn 2012. Ảnh: THANH VĂN
GS-NGND, nhà văn Lê Trí Viễn sinh ngày 10-3-1918, tại xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông từng giảng dạy tại Trường ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TPHCM. Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất. Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1971). Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012. Trong quá trình dạy học, GS-NGND, nhà văn Lê Trí Viễn đã viết hàng chục tác phẩm. Một số tác phẩm tiêu biểu: Việt Nam Văn học sử - Thời đại Lê mạt – Nguyễn sơ (NXB Tinh Tiến, Liên khu V, 1951), Một số vấn đề Lịch sử Văn học Việt Nam (Trường ĐH Bắc Kinh xb, 1961), Những bài giảng văn ở đại học (NXB Giáo dục, H, 1982)... Ông tạ thế lúc 8 giờ 50 phút ngày 3-2-2012 tại nhà riêng (68 đường A4, phường 12, quận Tân Bình - TPHCM). Nhập quan lúc 15 giờ 50 phút ngày 3-2. Động quan lúc 8 giờ ngày 6-2-2012. An táng tại Nghĩa trang Thành phố (huyện Củ Chi). |
Chữ nghĩa chưa thông thì chớ viết, chớ giảng
Tôi nghĩ thầy cầu toàn mà nói thế thôi, chứ biết bao giáo trình, biết bao bài nghiên cứu khoa học, cứ sai đăng đăng đê đê ra đó, có ai đính chính gì đâu, và cũng có lắm người chép lại. Thầy dặn đi dặn lại hãy nghĩ kỹ trước khi viết, nếu muốn đi xa trong nghề. Thầy kể, lúc viết lại chương Nguyễn Khuyến trong Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam (tập 4), thầy giật mình vì lâu nay vẫn đọc hai câu luận trong bài Nhớ cảnh chùa Đọi là Dặm thế ngõ đâu từng trúc ấy/ Thuyền ai khách đợi bến đâu đây, trong lúc nó phải là Dặm thế ngõ đâu từng trúc ấy/ Thuyền ai khách đợi bến dâu đây. Lỗi chỉ một cái dấu: dâu thành đâu, nhưng vì âm vang câu thơ rất hay nên bị tê liệt cảnh giác, không đặt vấn đề thắc mắc gì cả...
Những lời dạy của thầy, con luôn đưa vào cuộc sống, nhưng vẫn chưa thấm vào đâu. Bây giờ, nghĩ về thầy, nhớ về thầy nhưng thầy đâu còn nữa. Thầy ơi!