Ngoài nguy cơ kích ứng vùng da bên ngoài, “cậu bé” còn có thể bị sưng phồng, đau nhức thậm chí bị gãy khi trong lúc “yêu” bằng miệng hay khi tiếp xúc với “cô bé”.
Mặc dù về cấu trúc không có xương nhưng các trường hợp gãy “súng” vẫn có thể xảy ra. Cấu tạo của “cậu bé” bao gồm hai ống với các mô xốp chạy dọc ở bên trong theo chiều dài của chúng được gọi là thể hang. Những ống này được bao bọc bởi vỏ bọc sợi đàn hồi tức là bao cân trắng, có tên khoa học là tunica albunigea.
Đây chính là các mô sợi đàn hồi có khả năng kéo dãn và điều chỉnh quá trình “đứng thẳng”, đồng thời không cho phép máu - vốn được bơm vào trong các thể hang, thoát ra ngoài. Tất cả những yếu tố này giúp cho “cậu bé” khi cương sẽ trở nên to và cứng hơn. Nhưng mặc dù trông có “đường bệ” và chắc chắn, nhưng thật sự bên trong “cậu bé” chỉ bao gồm máu và thịt.
Khi “giao ban” một cách mạnh mẽ, “cậu bé” có thể gặp nạn trong lúc trượt ra khỏi miệng âm đạo hoặc đâm vào vùng xương mu, mông, đùi hay vùng đáy chậu của đối tác.
Những tai nạn kiểu này có thể xuất hiện ở bất kỳ tư thế “yêu” nào, nhưng thường xuyên nhất vẫn là tư thế nữ ở trên. Bởi vì trong tư thế này, toàn bộ trọng lượng cơ thể của người phụ nữ dồn xuống “cậu bé”. Do đó, khi bị trượt khỏi “cô bé”, nguy cơ bị gãy rất dễ xảy ra. Bạn có thể sẽ nghe được một tiếng động phát ra trong tình huống này, ngay lập tức sau đó là cảm giác đau và sưng phồng. “Cậu bé” có thể bị bầm tím do máu đã thoát ra khỏi thể hang. Trong khoảng 10% đến 30% các trường hợp gãy “súng”, những tổn thương ở niệu đạo sẽ xuất hiện và tại vị trí lỗ niệu đạo bạn có thể sẽ thấy máu chảy ra ngoài.
Nếu “cậu bé” bị gãy, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời và đúng cách nhằm ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm hơn. May mắn là phần lớn các trường hợp phẫu thuật để nối lại dương vật bị gãy, rách đều diễn ra thành công.
Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, “cậu bé” có thể bị lệch, mất khả năng “đứng nghiêm” hoặc bị chứng rối loạn dươngvật – tình trạng dương vật bị uốn cong bất thường, hẹp niệu đạo hoặc bị u xơ gây đau đớn.
Những chẩn đoán về khả năng gãy “súng” thường được thực hiện dựa trên tiền sử của người bệnh và những kết quả kiểm tra độc lập. Nếu bạn không khai bệnh thật, các chuyên gia có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt trường hợp “súng” bị gãy với tình trạng rách tĩnh mạch dương vật ở ngoài bề mặt (vốn nhẹ hơn rất nhiều).
Do vậy, mặc dù cảm thấy xấu hổ, lo lắng hay căng thẳng, bạn cũng không nên trì hoãn việc đi khám bệnh vì đây là cách duy nhất để chữa lành vết thương của “cậu bé”, giúp phục hồi chức năng của chúng và cả yếu tố thẩm mỹ. Ngoài ra, còn phòng tránh được những biến chứng phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng “chiến đấu” của “cậu bé”.
Một lưu ý cuối cùng, đó là hãy tận hưởng mọi cuộc vui một cách nhẹ nhàng và không quên chú ý đến yếu tố an toàn cho cả “cô bé” lẫn “cậu bé” nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo DUY KHÔI (PNO)