Quy định án phí trong án hôn nhân chưa phù hợp?

Chính quy định này đã dẫn đến hệ lụy là trong cuộc sống hôn nhân vợ hoặc chồng có thể nộp đơn xin ly hôn để dọa nhau, nộp rồi sau đó rút đơn thì cũng chẳng phải chịu tốn khoản chế tài nào. Nghĩa là ngân sách Nhà nước chẳng thu được đồng nào nhưng lại phải tốn các chi phí thực hiện tố tụng.

Đặc biệt, một số trường hợp tại phiên tòa, người có yêu cầu xin ly hôn mới rút đơn thì HĐXX sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, hoàn trả lại tạm ứng án phí. Trong khi đó, chi phí phiên tòa (là tiền ngân sách) bỏ ra lại tốn kém không ít. Như vậy, có thể thấy rằng quy định trả lại tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện do rút đơn khởi kiện tại phiên tòa là chưa phù hợp, còn bất cập và thiếu công bằng.

Theo tôi, trong trường hợp người có yêu cầu xin ly hôn rút đơn, từ bỏ ý định ly hôn thì trong giai đoạn trước khi mở phiên tòa, thẩm phán có thể lập biên bản công nhận sự thỏa thuận (hòa giải thành) và các đương sự phải chịu án phí theo quy định.

Trong trường hợp tại phiên tòa, người có yêu cầu ly hôn mới rút đơn thì HĐXX có thể không chấp nhận và vẫn tiến hành xét xử theo quy định để tuyên không chấp nhận đơn khởi kiện và buộc phải chịu án phí. Hoặc tòa án có thể đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS (các đương sự đã thỏa thuận và không yêu cầu tòa án tiếp tục giải quyết vụ án) để buộc đương sự chịu án phí theo quy định.

MINH KHÁNH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm