Thanh niên với phong trào khởi nghiệp

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Hồ Quang Huy, Bí thư đoàn thanh niên Bộ Tư pháp - Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, khẳng định hoạt động khởi nghiệp trong những năm qua nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta. Nhiều chính sách, pháp luật về doanh nghiệp khởi nghiệp được triển khai tạo nên một môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi, minh bạch tạo điều kiện doanh nghiệp khởi nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh đó quá trình khởi nghiệp doanh nghiệp nói riêng, thanh niên khởi nghiệp nói chung vẫn còn những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ căn cứ pháp lý, quá trình thực thi pháp luật… Hội thảo này giúp đoàn viên, thanh niên nhận diện các yếu tố tác động đến quá trình khởi nghiệp và đề xuất các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

Đại biểu tham dự hội thảo "Thanh niên với phong trào khởi nghiệp" tại trụ sở Sở Tư pháp TP.HCM. Ảnh: K.P

Đại biểu tham dự hội thảo "Thanh niên với phong trào khởi nghiệp" tại trụ sở Sở Tư pháp TP.HCM. Ảnh: KP

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Đình Tuấn Anh (sáng lập Angels 4Us) lưu ý về hoạt động khởi nghiệp và các yếu tố tác động đến hoạt động này từ kiến thức căn bản, góc nhìn toàn cảnh về môi trường, hệ sinh thái về khởi nghiệp, kinh nghiệm, rủi ro…

Đại biểu tham dự hội thảo "Thanh niên với phong trào khởi nghiệp" tại trụ sở Sở Tư pháp TP.HCM. Ảnh: K.P

Ông Nguyễn Đức Bình, chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TP.HCM. Ảnh: KP

Ông Nguyễn Đức Bình, chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TP.HCM, chia sẻ lần đầu tiên chúng ta có Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (có hiệu lực ngày 1-1-2018). Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2015” mở ra đến với những mục tiêu thiết thực như đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo. Thiết lập được cổng thông tin khởi nghiệp; hỗ trợ 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp. Đến năm 2025, phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệp, 100 doanh nghiệp tham gia đề án kêu gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán sáp nhập, với tổng giá trị ước tính 2.000 tỉ đồng…

Một số hỗ trợ cụ thể như: xây dựng khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ kinh phí hoạt động cho đào tạo; phát triển cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; khuyến khích sử dụng quỹ của các cơ quan để góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp; cơ chế ưu đãi để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp…

Bà Nguyễn Thị Kim Liên, Trưởng phòng Công tác thi hành pháp luật và quản lý xử lý vi phạm hành chính (Sở Tư pháp TP.HCM), cũng phân tích về thể chế, quy định pháp luật cũng như những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp khởi nghiệp gặp phải về mặt pháp lý. Bà Kim Liên cũng chia sẻ về các chính sách pháp luật, TP.HCM tiếp tục duy trì thự hiện tốt công tác công khai, minh bạch thông tin thủ tục hành chính (TTHC), đẩy mạnh công tác cải cách TTHC nhằm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo.

Luật sư Đinh Thị Quỳnh Như

Luật sư Đinh Thị Quỳnh Như, Đoàn Luật sư TP.HCM, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: KP

Luật sư Đinh Thị Quỳnh Như, Đoàn Luật sư TP.HCM, phân tích về rủi ro pháp lý khi doanh nghiệp khởi nghiệp. Có nhiều tranh chấp pháp lý diễn ra đối với từng giai đoạn của quá trình khởi nghiệp. Cụ thể, tranh chấp pháp lý của doanh nghiệp khởi nghiệp đầu tiên đó là tranh chấp giữa các cộng sự về tìm kiếm mô hình kinh doanh. Đây là tranh chấp phát sinh giữa những cộng sự cùng nhau làm nên doanh nghiệp cụ thể là người góp ý tưởng, tiền bạc, công sức… Mà thường thì tâm lý của người đi làm cùng nhau, góp sức cùng nhau người Việt Nam thường ngại xác lập quyền lợi rõ ràng từ đầu. Tiếp đó là tranh chấp ý tưởng, tìm kiếm hỗ trợ phát triển sản phẩm (nhà đầu tư)…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm