Xuất hiện điều chưa từng có tiền lệ tại phiên xử Hà Văn Thắm
Sáng nay (18-4), TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên xét xử phúc thẩm đối với Hà Văn Thắm - cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) cùng các đồng phạm. Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Ngô Hồng Phúc.
Trong số các luật sư tham gia tố tụng tại phiên xử, ông Hà Văn Thắm có bốn luật sư tham gia bào chữa. Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn - cựu tổng giám đốc Oceanbank có sáu luật sư bào chữa.
Năm bị cáo rút kháng cáo trước khi mở phiên tòa gồm Bùi Đức Quỳnh, Nguyễn Xuân Sơn, Đỗ Quốc Trình, Phan Thị Lan, Nguyễn Quốc Trưởng.
Bốn bị cáo xin xét xử vắng mặt gồm: Bị cáo Nguyễn Văn Đức, có đơn xin xét xử vắng mặt kèm bệnh án của BV Việt Đức.
Bị cáo Nguyễn Viết Hiền có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe, có xác nhận của địa phương.
Bị cáo Phạm Công Danh, có đơn xin xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe, có xác nhận của giám thị trại giam C17.
Đối với trường hợp bị cáo Hứa Thị Phấn, hai luật sư của bị cáo Phấn kiến nghị đề nghị HĐXX vắng mặt đối với bà Phấn, lý do vì bà Phấn tuổi đã rất cao (76 tuổi), đã mất 93% sức khỏe.
Luật sư Trương Thị Minh Thơ (luật sư của bà Hứa Thị Phấn) cho hay bà là một trong hai luật sư được bà Phấn mời bào chữa ở giai đoạn điều tra (sau khi trả hồ sơ điều tra bổ sung). Thời điểm đó, cơ quan tiến hành tiến tụng (C46) đã có quyết định trưng cầu giám định đối với bà Phấn về tình trạng sức khỏe vì thấy tình trạng sức khỏe của bà không tốt. Khi chưa bị khởi tố ở vụ án này, bà Phấn đã không còn tỉnh táo, minh mẫn... Từ khi khởi tố vụ án này, bà Phấn xuống tinh thần, hiện nay phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt phải có người phục vụ, phải truyền nước, đồng thời huyết áp của bà Phấn luôn ở mức 180, 200, 220; ở dưới luôn ở mức 110, 120, không xuống được. Bà Phấn hiện tại hoàn toàn không minh mẫn, bệnh tiểu đường đã chuyển sang biến chứng.
Cùng với kiến nghị của các luật sư, luật sư còn gửi cho HĐXX một bức ảnh chụp tại bệnh viện của bà Phấn, theo đó hai chân bà tím tái, có biểu hiện bất thường ở hai chân.
Trong một diễn biến khác, đáng chú ý, HĐXX đã chỉ định hai luật sư Nguyễn Văn Huấn và Hoàng Kim Thoa bào chữa cho các bị cáo được chỉ định. Trong đó, luật sư Hoàng Kim Thoa được chỉ định bào chữa cho các bị cáo Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Minh Thu, Lê Thị Thu Thủy...
Chủ tọa Ngô Hồng Phúc cho biết theo quy định của BLTTHS mới, với mức hình phạt 20 năm bắt buộc phải có luật sư bào chữa. Vì vậy, ngoài việc các bị cáo mời luật sư, tòa án vẫn chỉ định các luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Việc chấp nhận hay không chấp nhận là quyền của các bị cáo.
Các bị cáo Hà Văn Thắm, Lê Thị Thu Thủy, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Văn Hoàn, Vũ Thị Thùy Dương đã cảm ơn luật sư được chỉ định và cho biết các bị cáo đã mời luật sư bào chữa.
Luật sư của bà Hứa Thị Phấn và Phạm Công Danh sau đó cũng đề nghị HĐXX xem xét không cần chỉ định luật sư cho hai bị cáo này, vì các bị cáo và gia đình đã mời luật sư bào chữa, chưa kể quá trình bào chữa có thể có sự xung đột về quyền và lợi ích giữa các bị cáo.
HĐXX sau đó chấp nhận đề nghị nói trên. Luật sư Hoàng Thị Kim Thoa chỉ còn bào chữa cho các bị cáo Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Thị Thu Ba, Đỗ Đại Khôi Trang... Luật sư Nguyễn Văn Huấn bào chữa cho Tạ Hoài Phương, Phan Thị Lan, Ngô Hùng Long...
Trước lo ngại của các luật sư về việc bào chữa cho một nhóm các bị cáo, nếu có sự xung đột về quyền và lợi ích giữa các bị cáo này, sẽ không bảo đảm quyền lợi của họ.
Chủ tọa phiên tòa giải thích các luật sư được tòa chỉ định là những luật sư giàu kinh nghiệm, họ sẽ biết cần làm gì để không vi phạm các quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi cho các bị cáo.
Bị cáo Hà Văn Thắm và các đồng phạm. Ảnh: Đ.MINH
Quang cảnh phiên tòa. Ảnh: Đ.MINH
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn. Ảnh: Đ.MINH
Trước đó, từ ngày 28-8 đến 29-9-2017, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm ông Hà Văn Thắm cùng 50 bị cáo về các tội tham ô tài sản, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Và sau hơn một tháng xét xử, HĐXX sơ thẩm đã tuyên phạt ông Nguyễn Xuân Sơn mức án chung là tử hình cho ba tội danh bị truy tố; ông Hà Văn Thắm bị tuyên phạt mức án chung là tù chung thân cho bốn tội danh bị truy tố.
Các bị cáo khác lãnh án từ 24 tháng cải tạo không giam giữ đến 22 năm tù.
Bản án sơ thẩm thể hiện năm 2010-2014, ông Thắm chỉ đạo cấp dưới chi gần 1.600 tỉ đồng lãi suất ngoài hợp đồng cho nhiều tổ chức, cá nhân gửi tiền. Cựu tổng giám đốc Nguyễn Xuân Sơn là người bàn bạc và ra chủ trương cùng ông Thắm. Ông Sơn còn bị quy kết nhận 246 tỉ đồng từ ông Thắm và Oceanbank và đã chiếm đoạt. Trong số này, 49 tỉ đồng là tiền của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).
Cuối năm 2012, ông Thắm chỉ đạo cấp phó Nguyễn Văn Hoàn cho ông Phạm Công Danh (chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh) vay 500 tỉ đồng thông qua Công ty Trung Dung trong khi không có tài sản đảm bảo, khách sử dụng vốn không đúng mục đích. Hành vi này bị quy kết làm trái quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay khiến Oceanbank thiệt hại hơn 500 tỉ đồng (cả gốc lẫn lãi)...
Chúng tôi sẽ cập nhật diễn biến phiên tòa trong các bản tin tiếp theo.
(PLO)- Đặng Văn Thêm yêu cầu em vợ chuyển nhượng lại vườn cà phê và chuyển về ở chung nhà nhưng chị Thanh không đồng ý nên đã phá nát vườn cà phê của chị Thanh.
(PLO)- Theo VKSND quận 1 (TP.HCM), hành vi của tài xế đánh người gần bệnh viện Từ Dũ đã xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của công dân, gây mất an ninh trật tự cho xã hội... nên cần xử nghiêm.
(PLO)- Với 461/461 đại biểu có mặt tán thành, chiều 17-2 Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.
(PLO)- Cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ kiểm tra tình trạng hôn nhân của người đăng ký kết hôn trên hệ thống dữ liệu mà không cần yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận độc thân,.
(PLO)- Bị cáo Nguyễn Cao Trí móc nối, câu kết, đưa hối lộ cho cựu thanh tra viên và nhiều cá nhân khác để sửa đổi kết luận thanh tra cho phép Dự án Đại Ninh gia hạn, tiếp tục thực hiện...
(PLO)- Lợi dụng danh nghĩa Công ty Luật TNHH Pháp Việt, 2 cựu Phó giám đốc Công ty này chủ mưu cùng đồng phạm đã thực hiện hàng loạt vụ đe dọa, uy hiếp người vay để đòi nợ thuê cho các ngân hàng, công ty tài chính.
(PLO)- Bất chấp dịch vụ "đòi nợ thuê" đã bị khai tử, việc đòi nợ thuê vẫn tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức như nhóm cá nhân hay núp bóng doanh nghiệp, kể cả công ty luật...
(PLO)- Dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Công chứng 2024 đã quy định về công chứng điện tử, thủ tục công chứng...
(PLO)- Lợi dụng danh nghĩa Công ty TNHH Pháp Việt, các đối tượng trong vụ án đã ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với 7 ngân hàng và công ty tài chính để đòi nợ thuê.
(PLO)- Tại Hội nghị gia đình phạm nhân, Trại giam Kênh 7 đã tổ chức buổi cơm giữa phạm nhân và người thân để họ sẻ chia và động viên, hẹn nhau ngày về sớm nhất...
(PLO)- Sau khi nhận đơn hàng, hai người giao hàng phát hiện đó là cần sa nên đã mang đến cơ quan công an trình báo; hành xử có hiểu biết này đã giúp hai anh tránh các rắc rối pháp lý không đáng có.
(PLO)- Ngoài tuyên mức hình phạt và phần trách nhiệm dân sự, cấp sơ thẩm còn kiến nghị CQĐT tiếp tục xác minh, điều tra 2 cá nhân để tránh bỏ lọt người phạm tội.
(PLO)- Theo dự thảo Luật Báo chí sửa đổi, cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về nội dung, bản quyền khi đăng, phát thông tin lên không gian mạng, những thông tin này phải có đăng, phát trên hệ thống chính thống của cơ quan báo chí, biên tập nội dung phù hợp với không gian mạng…
(PLO)- Cáo trạng thể hiện nhiều cá nhân trong vụ Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn không bị xử lý hình sự hoặc xem xét trách nhiệm sau khi xem xét tính chất, mức độ, hành vi...
(PLO)- Quá trình điều tra mở rộng vụ buôn lậu vàng qua cửa khẩu Lao Bảo, CQĐT đề nghị truy tố bị can Lê Xuân Tùng, cựu Giám đốc Công ty Vàng Phú Quý...
(PLO)- Theo tờ trình của Bộ TT&TT, cơ quan báo chí hoạt động theo mô hình Tổ hợp báo chí truyền thông được phép có một số cơ quan báo chí trực thuộc; được có cơ chế tài chính, lao động, tiền lương như doanh nghiệp; được phép có doanh nghiệp trực thuộc hoặc góp vốn tại doanh nghiệp.