Thủy sản và ngũ cốc mất an toàn nhiều nhất

Chiều 19-1, ông Nguyễn Đại Ngọc, Phó Trưởng phòng Quản lý ngộ độc thuộc Ban Quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM, cho biết thông tin trên trong buổi làm việc với các phòng kiểm định về quy chế phối hợp kiểm soát chất lượng, ATTP trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2018-2019.

Thủy sản là mặt hàng mất an toàn nhiều nhất. Ảnh: TRẦN NGỌC

Theo ông Ngọc, sản phẩm thủy sản được xét nghiệm nhiều nhất với gần 297.480 mẫu, trong đó hơn 900 mẫu (0,30%) không đạt. Kế đến là sản phẩm từ ngũ cốc với trên 67.480 mẫu, trong đó 200 mẫu (0,30%) không đạt. Tiếp theo là sản phẩm từ thịt với hơn 16.000 mẫu, trong đó 8 mẫu (0,05%) không đạt.

Cũng theo ông Ngọc, 0,26% mẫu thực phẩm không đạt chỉ tiêu vi sinh; 0,17% mẫu không đạt chỉ tiêu độc tố và 0,19% mẫu không đạt các chỉ tiêu khác.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý ATTP.HCM, đề nghị các phòng kiểm định báo cáo kết quả xét nghiệm định kỳ để ban tổng hợp. “Mục đích giúp cơ quan quản lý biết được thực phẩm nào có nguy cơ mất an toàn nhiều nhất để tập trung giám sát” – bà Lan nói.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Muốn bảo vệ sức khỏe gia đình đông thành viên một cách chu toàn - đâu là giải pháp tiết kiệm nhất?

Muốn bảo vệ sức khỏe gia đình đông thành viên một cách chu toàn - đâu là giải pháp tiết kiệm nhất?

(PLO)- Chi phí điều trị bệnh không hề rẻ, có thể lên đến hàng chục triệu đồng, đặc biệt với gia đình có người già và trẻ nhỏ – nhóm nguy cơ cao. Nếu nhiều thành viên cùng nhiễm bệnh, áp lực tài chính càng lớn. Vậy sẽ như thế nào nếu mỗi gia đình đều có một “sổ tiết kiệm sức khỏe” - một giải pháp mới giúp tiết kiệm chi phí điều trị.